Tiếng chuông điện thoại và chặng đường 12 năm ăn học tan vỡ
Câu chuyện về tiếng chuông điện thoại và chặng đường 12 năm ăn học bỗng chốc tan vỡ của cậu học trò nghèo ở hội đồng thi Đà Nẵng trong đợt thi Tốt nghiệp và Đại học 2015 được lan truyền khắp các trang mạng. Mọi người đều tỏ ra tiếc nuối, xót xa cho cậu học trò nghèo hiếu học. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm đáng ghi nhớ cho cả các sĩ tử và phụ huynh.
Nội dung câu chuyện được chia sẻ như sau:
“Một câu chuyện thực sự xót xa ở cụm thi Tốt nghiệp và Đại học 2015 tại Đà Nẵng. Chứng kiến cảnh hai cha con ôm nhau khóc trong sân trường mà ai cũng ứa nước mắt. Sĩ tử trong câu chuyện đi thi môn văn, em làm bài có vẻ khá tốt. Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài thì tiếng chuông điện thoại bỗng vang lên. Và đương nhiên, em bị hội đồng thi lập biên bản vì vi phạm quy chế thi. Dù khóc van xin thế nào thì hội đồng cũng không thể xem xét vì đó đã là quy định.
Em khóc từ trường khóc ra cổng, hai cha con ôm nhau gục dưới sân trường. “Ba ơi con xin lỗi ba nhiều lắm, tiền ba dồn hết vô cho con mà con đổ sông đổ biển...”. Một sự thật khiến ai cũng phải bất ngờ, tiếc nuối, xót xa khi người người gọi cuộc gọi đó chính là ba của em. Vì đứng ngoài cổng chờ mãi nhưng chưa thấy con ra nên lo lắng, người cha buồn tay bấm số gọi con.
12 năm ăn học, ngày đêm đèn sách giờ đánh đổi bằng những giây phút tiếc nuối, hụt hẫng, ân hận. Thầy cô giáo ai cũng thương cảm vì đây là kỳ thi quan trọng, bao gồm cả Tốt nghiệp THPT và thi Đại học nhưng quy định vẫn là quy định”.
Sau khi câu chuyện trên được đăng tải, hàng nghìn người bày tỏ sự tiếc nuối cho câu học trò nghèo hiếu học gặp phải tình huống “oái oăm”.
Một người dùng mạng có mặt tại sân trường lúc đó bình luận: “Nghe tiếng khóc nghẹn ngào của cậu học trò hiếu học mà cảm thấy chạnh lòng”.
Các thí sinh tuyệt đối không được mang điện thoại vào phòng thi.
Độc giả khác bình luận và đưa ra lời khuyên: “Cái này là quy chế chung rồi, những môn sau các bạn chú ý nhé. Tốt nhất để điện thoại ở nhà hoặc đưa phụ huynh cầm. Đã nói tới đi thi thì đừng có bao giờ giữ điện thoại trong người”.
Số khác lại trách cậu học trò “Thương đó, thương cho cha con em lắm nhưng cũng xin trách em một câu vì trước khi vào phòng thi giám thị đã phổ biến quá nhiều lần về quy chế thi rồi. Chúc em vượt qua nỗi buồn, rút kinh nghiệm và thi thật tốt vào năm sau”.
Thiết nghĩ, 12 năm ăn học trong giây lát bỗng “đổ sông đổ biển” vì một lý do không đáng xảy ra thì quả thật tiếc nuối cho cậu học trò. Tuy nhiên, đáng thương nhưng cũng nên phải nhìn nhận lại vấn đề. Lỗi vẫn là lỗi. Lỗi là do em thí sinh này đã không đọc quy chế thi hoặc có đọc nhưng vẫn cố tình làm trái quy chế.
Nhiều người đều cho rằng, trước khi vào phòng thi, giám thị đều đã nhắc quá nhiều về các vấn đề không được mang tài liệu, điện thoại và trong phòng thi. Có độc giả còn chia sẻ: “Tại phòng thi của mình, cô giáo còn cẩn thận tới từng chỗ thí sinh nhắc nhở và kiểm tra túi quần, túi áo thí sinh. Đó cũng là tốt cho thí sinh thôi. Rất tiếc là bạn thí sinh này đã không may mắn gặp được giám thị phòng mình”.
Đây cũng là một trường hợp để rút kinh nghiệm cho các em thí sinh khác trong việc tuân thủ các quy tắc, quy chế trong thi cử. Trước khi vào phòng thi, thí sinh nên kiểm tra tất cả các vật dụng mà mình mang vào phòng thi xem có vi phạm quy chế không, nếu có gì thắc mắc cần phải nhờ giám thị coi thi giải thích ngay. Đồng thời cũng nên kiểm tra thật kỹ túi quần, túi áo đề phòng tình huống xấu xảy ra như nam sinh này.
Trước khi bóc đề thi, thí sinh phải ngồi trong phòng thi khoảng 10 – 15 phút để làm các thủ tục thi, khi đó các giám thị coi thi sẽ nhắc nhở rất nhiều về các quy chế thi cử. Thí sinh có nhiệm vụ kiểm tra lại tất cả xem mình còn quên thứ gì đó trong người hay không.
Câu chuyện này cũng là kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh, cần phải hiểu rõ những quy chế đơn giản nhất trong phòng thi, nhắc nhở con em của mình để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.
VŨ NGA/ Theo ĐSPL
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua