Tiết lộ thú vị về diễn viên trung thành nhất phim “Cô dâu 8 tuổi”
Trong phim “Cô dâu 8 tuổi”, bà Kalyani là bà nội Jadgish. Bà có cuộc sống tuổi trẻ khốn khó, nuôi hai con trai ăn học. Sau này khi trở thành địa chủ có thế lực, bà khinh rẻ những người nghèo, bao gồm cả gia đình các con cháu dâu trong nhà, đuổi cả chị Elder, áp đặt các hủ tục phong kiến hà khắc lên gia đình.
Trong khi đó, bà từng bị anh chồng Mahavir Singh (cha đẻ Basant) tìm mọi cách hãm hại - người đã đẩy cha mẹ Anandi và những người lương thiện phải vào tù.
Bà Kalyani từng rất nghiêm nghị, trọng nam khinh nữ, là đầu mối khiến mọi việc trong gia đình trở nên căng thẳng.
>> Xem thêm: Cô dâu 8 tuổi: "Đọ sắc" 3 nữ diễn viên đóng vai Anandi
[mecloud]qwdkk6FJgL[/mecloud]
Bà Kalyani từng rất nghiêm nghị, trọng nam khinh nữ, là đầu mối khiến mọi việc trong gia đình trở nên căng thẳng hơn. Đây từng là nhân vật khó ưa nhất trong bộ phim Cô dâu 8 tuổi nhưng ít ai biết rằng, thành công của bộ phim lại phụ thuộc phần lớn vào bà già khắc nghiệt này.
Về sau Kalyani có nhiều thay đổi, bà học dần lối sống hiện đại, trở thành người cấp tiến. Từ phần 5 của bộ phim, bà sống tiến bộ, không còn bênh vực con trai, cháu trai hoàn toàn như xưa mà bà chuyển sang bênh vực lẽ phải. Bà không chấp nhận hành động phản bội của cháu trai, và bà ngày càng yêu thương cháu dâu Anandi nhiều hơn cả cháu gái.
Thậm chí, bà Kalyani quyết định chấp nhận cho cháu dâu tái hôn – đây là một quyết định mà ở nền văn hóa ở một vài xóm làng ở Ấn Độ khó chấp nhận. Bà nhờ mai mối tìm cho được người tốt, phù hợp và tìm mọi cách để thuyết phục cháu dâu Anandi kết hôn một lần nữa.
Về sau, bà Kalyani có nhiều thay đổi, bà học dần lối sống hiện đại, trở thành người cấp tiến.
>> Xem thêm: Cô dâu 8 tuổi: Lý do thật sự khiến 12 diễn viên lần lượt bỏ vai
Surekha Sikri trong vai Kalyani Devi là diễn viên trung thành nhất của bộ phim dài tập này khi đến tập 2.000 vẫn thấy có bà trong khi Shashank Vyas vai Jadgish thứ hai cũng phải bỏ cuộc.
Nói về thành công khi thể hiện vai diễn, Surekha Sikri cho rằng chính kinh nghiệm của mình đã mang lại thành công đó. “Câu “Gừng càng già càng cay” hoàn toàn đúng. “Tôi không muốn nói rằng mình là diễn viên giỏi, nhưng chắc chắn là một diễn viên có kinh nghiệm, chính kinh nghiệm đã giúp tôi rất nhiều với việc thể hiện vai diễn này”.
Vai diễn Kalyani Devi đã mang lại cho Surekha Sikri giải Nữ diễn viên thể hiện vai phản diện xuất sắc nhất tại lễ trao giải Idea Ita Awards tháng 12/2008.
Đảm nhận vai diễn bà già khó tính nhưng ngoài đời, bà Surekha lại rất hiền hậu. Bà luôn dành tình cảm đặc biệt cho bộ phim này vì đã gắn bó với nó gần 8 năm.
Đảm nhận vai diễn bà già khó tính nhưng ngoài đời, bà Surekha lại rất hiền hậu.
[mecloud]yuBl1SDCC6[/mecloud]
Bà Surekha Sikri sinh ngày 19/4/1945, là một diễn viên điện ảnh và diễn viên kịch nổi tiếng Ấn Độ. Có một điều bất ngờ là nữ diễn viên sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật.
Surekha Sikri kể lại, từ nhỏ, như bao cô bé khác, bà có rất nhiều ước mơ bay bổng, trở thành ca sĩ, nhà văn, hay nhà báo. Về sau, khi lớn hơn một chút, bà mới bắt đầu thích thú hơn với việc trở thành diễn viên, nhưng là diễn viên kịch.
“Khi còn ở tuổi teen, tôi thích xem kịch ở các nhà hát và nghĩ đến việc một ngày mình sẽ đứng trên sân khấu”. Với suy nghĩ đó, Surekha Sikri quyết định theo học Trường Sân khấu quốc gia, sau khi tốt nghiệp năm 1968, bà làm việc cho công ty NSD trong vòng 10 năm. Nhiều năm gắn bó với sân khấu kịch, Surekha Sikri mới nhận ra mình không hợp với môi trường này.
Tính đến nay, trong sự nghiệp của mình, nữ diễn viên 70 tuổi đã góp mặt trong gần 40 bộ phim cả điện ảnh lẫn truyền hình. Bà từng hai lần giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc với hai vai diễn trong phim Tamas (1988) và Mammo (1995).
Surekha Sikri kết hôn với chồng là Hemant Rege và có một đứa con trai. Chồng bà bất ngờ qua đời tháng 10/2009 sau một cơn suy tim. Cậu con trai duy nhất của Surekha Sikri là một họa sĩ và hiện sống ở Delhi.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Xem thêm clip: [mecloud]lxAeyS8Wok[/mecloud]
[mecloud]yuBl1SDCC6[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua