Tiểu học Khương Đình: Con ở trong sân trường vẫn có nguy cơ tai nạn giao thông
Vừa qua, sự việc xe taxi chở hiệu trưởng đi trong sân trường tiểu học Nam Trung Yên trong giờ ra chơi và xảy ra va chạm với học sinh Trần Chí Kiên, khiến em này bị gãy xương đùi, đang khiến nhiều phụ huynh lo ngại về vấn đề an toàn của con khi ở trường.
Nhất là khi hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội, tình trạng ô tô đi lại trong sân trường diễn ra khá phổ biến.
Ô tô đỗ kín góc sân trường tiểu học Khương Đình
Phản ánh tới báo Infonet, một phụ huynh trường tiểu học Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Cứ tưởng đưa con đến trường là an toàn nhưng bây giờ trường học lại thành nơi “ẩn nấp” những hiểm họa khôn lường. Ở trường con tôi học, không kể là giờ ra chơi hay giờ tan học, ô tô vẫn đi lại trong sân trường.
Đó là chưa kể, cổng trường đông kín xe máy của phụ huynh chở con đến trường, nhiều em lớp lớn thì tự đi xe đạp hoặc đi bộ đến lớp. Nhưng xe ô tô của cô giáo trong trường, xe của người thuê chỗ gửi, xe của phụ huynh đón con "tung tăng" chạy ra chạy vào như chốn không người.
Sân trường vốn đã chật hẹp, thiếu chỗ chơi cho học sinh, nay có hàng chục chiếc xe đậu, chiếm tới nửa sân. Cảnh này diễn ra không chỉ trong sáng 23/2 do tôi trực tiếp ghi lại nay mà tái diễn trong nhiều ngày qua.
Giờ tan học hay giờ ra chơi, học sinh ùa trong lớp ra như đàn ong vỡ tổ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu lái xe không để ý, hẳn sẽ gây ra hậu quả không thể lường được. Đó là chưa kể, nhiều xe đi lại trong sân trường còn ghi chữ “xe mới lái” ngay đuôi xe”.
Ô tô đỗ trong sân trường, hạn chế chỗ chơi của học sinh
Cùng quan điểm, một phụ huynh cũng có con học tại trường Tiểu học Khương Đình cho hay: “Cho con đến trường lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, nhất là khi trong giờ hành chính, đang làm việc mà thấy số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm gọi là tim đập chân run rồi.
Một là con ốm giáo viên gọi phụ huynh tới đón con, hai là con xảy ra tai nạn. Nói chung, giờ đây, trường học không còn an toàn nữa. Nhất là hiện tượng ô tô ngang nhiên đi lại như hiện nay”.
Theo ghi nhận của PV báo Infonet, chỉ khoảng 15 phút chứng kiến, chúng tôi thấy có tới hơn chục xe ô tô ra vào cổng trường, mặc cho học sinh đang chơi đùa, nô nghịch ở sân trường. Hiện tượng này đúng như phản ánh của nhiều phụ huynh cũng như người dân sống xung quanh khu vực đó.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề ô tô ngang nhiên đi lại trong sân trường trong giờ học, một người dân sống gần khu vực trường tiểu học Khương Đình cho hay: “Xe của cán bộ giáo viên nhà trường thì có thể chấp nhận được nhưng phải bố trí khu riêng cho việc đỗ xe và xe phải ra vào bằng cổng khác để đảm bảo an toàn cho học sinh”.
Có thể thấy, sau vụ học sinh lớp 2 bị taxi đâm gãy chân trong sân trường tiểu học Nam Trung Yên, rất nhiều phụ huynh có con học mẫu giáo và tiểu học lo lắng vì nhiều trường tại Hà Nội, xe ô tô không có khu đỗ riêng, không có lối đi riêng gây mất an toàn cho các con, đồng thời chiếm không gian sân chơi của các cháu.
Đặc biệt, sau vụ trường Tiểu học Nam Trung Yên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ra chỉ thị yêu cầu các trường phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học.
Nhìn hình ảnh xe ô tô, xe máy ra vào ngang nhiên trong sân trường, không ai dám đảm bảo rằng con mình sẽ an toàn tuyệt đối. Nỗi lo con bị tai nạn giao thông ngay trong sân trường là hoàn toàn có thật.
Liên quan đến vấn đề này, sáng 24/2, PV báo Infonet đã liên hệ và đặt lịch làm việc với cô Đặng Thị Hồng Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Đình. Phía nhà trường hứa sẽ trả lời trong tuần tới.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vụ học sinh gẫy chân tại trường: Hiệu trưởng, hiệu phó sẽ thôi giảng dạy
- Mẹ của học sinh bị gãy chân: Cái giá của hai từ 'xin lỗi' đắt đến xót xa
- Vụ học sinh gãy chân: Xem xét dấu hiệu hình sự hiệu trưởng, hiệu phó
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua