Tìm thấy điện thoại "cục gạch” từ thế kỷ 13 trước Công nguyên
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một phiến đất sét cổ đại tại Áo có hình dạng như một chiếc điện thoại di động ngày nay với đầy đủ hình khắc, nút bấm với ký tự hình nêm đặc trưng của vùng Lưỡng Hà.
Phiến đất sét được tìm thấy tại thành phố Fuschl am See, bang Salzburg, Áo. Đoàn khảo cổ không tiết lộ họ đang tìm kiếm gì ở khu vực này nhưng chắc chắn, việc phát hiện “điện thoại cục gạch” cổ đại nằm ngoài dự kiến.
Chiếc “điện thoại cục gạch” này xác định có niên đại từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên. Vào thời điểm đó, chữ viết của người Sumer cổ, còn được gọi là chữ hình nêm, đã xuất hiện được khoảng vài nghìn năm. Chiếc điện thoại chữ hình nêm này cũng có một số điểm bất thường.
Phiến đất sét cổ có hình dạng như điện thoại di động gây chấn động.
Thứ nhất, chiếc điện thoại này được tìm thấy tại Áo, không phải tại Iran hay một quốc gia nào khác từng là nơi cư trú của người Sumer hoặc người Mesopotamia cổ. Khu vực xa nhất phát hiện có dấu tích chữ nêm là Tiahuanaco, nay là Bolivia, nơi phát hiện chiếc bát Fuente Magna Bowl gây tranh cãi. Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy người Sumer đã đến thành phố cổ đại thời tiền Columbo này nên việc xuất hiện cái bát có chữ hình nêm là điều rất khó hiểu.
Phiến đất sét có hình như điện thoại cục gạch, với 12 phím, màn hình và cả nút gọi.
Và điều bất thường thứ hai, chính là kích thước, thiết kế giống điện thoại di động. Một giả thiết được đưa ra cho rằng nền văn hóa Sumer thực ra là do… người ngoài hành tinh tạo ra. Phiến đất sét giống hệt điện thoại hiện đại với 12 phím, màn hình, nút gọi điện. Nếu người ngoài hành tinh đã đến Sumer, cho người bản địa thấy điện thoại của họ thì cũng không có gì ngạc nhiên nếu sau này phát hiện máy tính bảng và bút stylus đất sét.
Tất nhiên, đó chỉ là giả thiết, dù hơi hoang đường. Hiện các nhà khảo cổ đang cố gắng dịch lại đoạn chữ nêm trên phiến đất sét với hy vọng giải mã phần nào bí ẩn về chiếc “điện thoại cục gạch” cổ xưa này.
Bảng chữ hình nêm được in trên phiến đất sét đang được các nhà khảo cổ giải mã.
Theo Trí Thức Trẻ
>> Clip hot: [mecloud]VAOkUusnko[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua