“Tình yêu hồ đồ” của bố và hậu quả thương tâm
Qua hình ảnh chụp CT, bác sĩ kết luận bé trai đã bị gãy 10 đốt xương sườn. Người bố nghe tin đã tỏ ra vừa bàng hoàng vừa bất ngờ, một mực đòi bác sĩ phải kiểm tra lần nữa. Anh cảm thấy vô cùng kì lạ. Hai vợ chồng anh chăm con rất cẩn thận, nâng như nâng trứng, con chưa từng bị ngã ở đâu một lần nào. Không thể nào có chuyện con bị gãy xương.
Người cha cảm thấy rất ân hận vì việc làm của mình
Trước đó em bé này bị sinh non. Người mẹ khi mang thai lại mắc bệnh về gan nên trẻ bị thiếu canxi trầm trọng. Khi chào đời bác sĩ đã đặc biệt căn dặn xương bé rất dễ gãy nên gia đình phải hết sức cẩn thận, không nên mạnh tay khi chăm sóc con.
Người bố nghĩ lại thấy rất ân hận về việc làm của mình. Con anh vài ngày trước bị viêm phổi, ho suốt ngày. Vì thương con, mỗi khi bé ho anh lại lấy tay vỗ vỗ vào lưng con, nghĩ rằng làm như vậy để con bớt đau. Không ngờ hành động đó lại vô tình khiến xương của con bị gãy.
Trẻ mới sinh các cơ quan còn chưa hoàn thiện, xương vẫn còn đang rất mềm. Do đó cha mẹ khi chăm sóc con phải vô cùng thận trọng, tránh làm tổn thương trẻ.
Hành động nguy hiểm tuyệt đối tránh khi chơi đùa với trẻ:
Nắm tay con xoay vòng tròn
Đó là một hành động tương đối nguy hiểm. Nếu xoay vòng quá nhanh, bé có thể bị thiếu oxy lên não, sái khớp chân tay. Bố mẹ chóng mặt và trượt tay khi đang xoay nhanh, va đập mạnh với mắt đất khi bé ngã có thể gây gãy xương.
Tung con lên cao
Một vài ông bố thích chơi trò này với con, nhìn thì khá đơn giản nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông bố bắt trượt. Thấm chí khi bắt trúng bé nhưng sai tư thế cũng vẫn có thế gây ra những tổn thương về xương khớp cho bé. Có trường hợp trẻ còn bị gãy cổ, quả thực rất thương tâm. Chính vì vậy, cha mẹ tốt nhất nên dừng việc nô đùa với bé bằng trò chơi này.
Hành động tuyệt đối không được làm với trẻ
Véo mũi
Một số cha mẹ thích “véo yêu” mũi của bé. Bạn nên biết làn da của bé rất nhạy cảm và khả năng miễn dịch cũng còn yếu nên thường xuyên véo mũi sẽ làm mũi trẻ bị sưng và tổn thương đến các mạch máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập.
Ném thức ăn vào miệng con
Việc chơi trò ném những thức ăn nhỏ như hạt đậu phộng hay hạt lạc... để bé bắt bằng miệng là rất nguy hiểm. Rất có khả năng thức ăn sẽ mắc kẹt ở cổ họng hay thậm chí là khí quản, gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
Hương Dương (Theo Daliulian)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua