Tôi đau khổ khi vợ không đủ khả năng nuôi dạy con
Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc sống vợ chồng không tìm được ở nhau điểm chung, không còn hạnh phúc. Tuy nhiên, người chịu đau khổ và thiếu thốn tình cảm nhất vẫn là những đứa con nhỏ chưa đủ khả năng chống trọi với cuộc sống thiếu vắng bàn tay cha mẹ.
Chúng còn quá nhỏ, thiếu sự mạnh mẽ của cha, thiếu nét dịu dàng của mẹ và thiếu nhiều kỹ năng để ứng phó trong cuộc sống. Điều đặc biệt, chúng chưa có quyền lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, phải chấp nhận những điều dù bản thân không muốn.
Trong một tâm sự đau lòng ông bố đang băn khoăn không biết làm thế nào để có thể đem lại hạnh phúc cho con, nhiều độc giả đồng cảm và đưa ra giải pháp tình huống cho ông bố này.
“Bố rất đau khổ khi mẹ đã không nuôi dạy các con thật tốt.
Trưa nay mới được đón con đi ăn những món con thích.
Gặp lại bố, hai con mừng rỡ.
Chị lớn ăn khoai chiên lắc phoma, chicken burger và cheese sticks uống cacao milk. Em bé ăn khoai chiên, order ham and eggs burger thì họ mang cheese burger và pepsi thế là cậu chỉ ăn khoai chiên và uống pepsi.
Đi siêu thị, con gái lấy shampoo và bàn chải đánh răng cho bố, con trai đi nhặt bánh mỳ lát xúc xích có phomat và dăm bông. Bố mua 1 con cá mập nhựa bơm hơi để 2 con đấm đá giải tỏa ở nhà.
Về nhà anh chị họ, bố làm ham sandwich cho con trai, con gái ăn nốt khoai tây lắc. Con gái nói mẹ kêu chỉ còn 1 triệu cho tháng này là hết tiền không biết ăn gì.
Con gái nói mẹ sẽ hỗi hận vì đã làm bố bỏ đi. Cả hai đứa đều nói vì mẹ mà hai đứa không được ngủ cùng bố, không được chơi với bố hàng ngày, không được ăn món ưa thích bố nấu...
Không khuyến khích con nói xấu mẹ nhưng hai đứa nhà mình hồn nhiên và vô tư quá.
Bố nói "Nếu mẹ không có tiền nuôi thì hai con xin mẹ cho về ở vói bố. Sau này con cũng học kiềm chế đừng hành xử như mẹ con rồi hối hận không sửa được".
Cha đau lòng khi mẹ không biết cách nuôi dạy con tốt.
Nếu chuyện con gái kể là có thật thì vợ mình xài tiền cũng nhanh vì cuối tháng 12 lúc ra đi mình mới biết vợ đã lấy 3 cây vàng mà mình mua làm kỉ niệm và phòng thân trong chuyến đi Dubai tháng 6 năm ngoái.
Tiền xài nhanh hết lắm, cả chục năm trời chồng kiếm tiền nuôi gia đình, vợ chỉ biết đòi hỏi yêu cầu. Con nhà lính tính nhà quan. Không biết nuôi dậy con cái tiết kiệm tiền.
Bố cũng nhân dịp này dạy con luôn đừng học tính mẹ.
Không biết con bé kể chuyện có đúng không nhưng nó nói chỉ ăn những món hết sức bình thường và hay hâm nóng lại.
Nước mắt tôi muốn trào ra nhưng phải kìm lại”.
Trước những dòng tâm sự của ông bố trong câu chuyện trên, nhiều bạn đọc tỏ ra đồng cảm.
Độc giả danhda88 viết: “Thương anh quá. Hiếm có người cha nào tốt như anh”. “Xin chia buồn với anh. Dù gì hai đứa nhỏ tội quá”, ruby168 viết. “Cố gắng lên anh, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả”.
Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc còn đưa ra giải pháp để giúp ông bố này.
“Trong thời gian này anh có thể nhờ người quen xem chuyện ăn uống và sức khỏe của hai đứa bé. Gắng một thời gian nữa rồi sẽ ở cùng con thôi. Nhưng cả 2 bé cùng ở với anh chứ, chia cắt cũng tội con lắm”.
“Theo em được biết khi tòa hỏi 2 bé, họ hỏi riêng và khá tâm lý với các bạn nhỏ để không ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như tình cảm của bé. Anh thử tìm hiểu về luật sư cũng như người sẽ tiếp xúc với các bé khi hỏi vấn đề ở với ai để mình nắm chắc cơ hội hơn.
Còn lại anh lo các thủ tục giấy tờ để chứng minh anh hoàn toàn nuôi được con.
Nhưng để tốt cho các con nhất anh cố gắng thỏa thuận với mẹ các bé”.
“Anh cố gắng chịu đến khi bé trai tròn 9 tuổi. Lúc đó anh chứng minh khả năng nuôi con, khi tòa hỏi 2 bé ở đâu, chắc chắn với tình cảm cha con bây giờ các bé sẽ trả lời ở cùng bố. Bé gái có vẻ đã đủ nhận thức về cách sống của mẹ bé, nếu bé được ở cùng anh thì tốt quá vì bé đã có xu hướng không thích và không muốn bị ảnh hưởng bởi mẹ. Nếu cứ ở với mẹ nhiều bé sẽ có những mâu thuẫn nội tâm. 3 bố con cố lên, chúc 3 bố con sớm đoàn tụ”.
Nếu không còn hạnh phúc, ly hôn là điều dễ hiểu và là pháp tốt cho cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên quan tâm đặc biệt tới tâm lý con trẻ và những mong muốn của chúng. Các bé sẽ phải chịu tổn thương rất lớn từ cuộc hôn nhân đổ vỡ đó và tính cách sẽ hình thành theo cách mà cha hoặc mẹ giáo dục. Vì thế, hãy đặt lợi ích của con trẻ lên đầu trước khi “hành động” nhé.
VŨ NGA/Theo ĐSPL
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua