Tôi không bao giờ hối hận vì đã theo dõi điện thoại của con
Lúc 14 tuổi, tôi phát hiện ra mẹ đọc nhật ký của mình. Tôi đã rất tức giận. Tôi cảm thấy bị tổn thương. Tôi cảm thấy như bản thân bị phơi bày toàn bộ trước mặt người khác và bất lực vì ngay hôm trước tôi vừa trút lên cuốn nhật ký những dòng tràn đầy phẫn uất về mẹ mình và những luật lệ hà khắc của bà ấy.
Bạn biết đấy, chuẩn mực của những cô gái tuổi teen ở thập niên 90 là nhuộm tóc màu xanh lá cây, đi những đôi bốt với 16 lỗ thủng và hút thuốc trộm trong nhà vệ sinh của trường học.
Điện thoại di động không riêng tư như nhật kí, nên tôi không áy náy vì đã xem điện thoại của con mình.
Bây giờ, trên cương vị của một bậc phụ huynh có con cái ở tuổi thiếu niên, tôi mới hiểu lập trường của mẹ mình lúc ấy khi nhìn thấy điện thoại di động của con trai mình. Tôi tự hỏi, mình có nên đọc hay không.
Dù bây giờ tôi đã trưởng thành nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ cái cảm giác bất lực khi mẹ mình đọc nhật kí của mình, đọc những bí mật mà tôi muốn chôn giấu sâu kín nhất. Chính vì tôi biết rõ những bí mật mà con mình muốn giấu sẽ như thế nào nên lúc đó, trong tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất…
Tôi phải đọc.
Và có một lý do đặc biệt khiến tôi không hề áy náy với quyết định của mình khi điều tra điện thoại di động của con trai mình là vì điện thoại di động chỉ là một thiết bị điện tử. Chúng không thể mô tả toàn bộ thế giới của mình giống như tôi khi giận dữ mà viết những dòng nguệch ngoạc vào nhật ký. Tôi cũng chẳng thể viết những điều để chia sẻ với 500 bạn bè trên mạng xã hội, mọi thứ đã đổi khác rồi.
Khi chúng tôi nhượng bộ và mua cho con trai mình chiếc điện thoại thông minh, chúng tôi đã cùng thỏa thuận rõ ràng: “Đây là một chiếc điện thoại di động của bố mẹ. Con được dùng nó để liên lạc với bạn bè và để giải trí, nếu con học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa cũng như là tôn giáo ở trường học.
Mẹ sẽ kiểm tra điện thoại thường xuyên và bất cứ khi nào mẹ muốn. Con phải biết rằng, mỗi tin nhắn, mỗi bài đăng trên Facebook hay Instagram, email,... mẹ đều kiểm tra hết. Nếu con thấy không thoải mái khi mẹ làm như thế, thì con cũng không nên lên tiếng đâu, vì đây không phải điện thoại của con. Mẹ có thể thu lại nó bất cứ lúc nào nếu con không học tập hay tham gia các hoạt động một cách nghiêm túc”.
Một khi đã thỏa thuận từ trước, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, sẽ bớt đi một chút xâm hại quyền riêng tư của con trai, cũng nhiều thêm một chút kiểm tra độ chín chắn trong giao tiếp của con trai và bạn bè của nó. Và từ đó, những chủ đề mà tôi và con trai cùng trao đổi giống như bạn bè của nó cứ thế tăng lên.
Khi tôi đọc những gì con trai mình chia sẻ, tôi sẽ cùng con mình thảo luận về nó, chứ không phải có một anh chàng “quân sư” nào đó sẽ giải quyết vấn đề cho con trai tôi.
Không phải bởi vì tôi không tin tưởng con trai mình và vì tôi không tin tưởng mọi người xung quanh nó. Nếu cứ để nó truy cập vào mạng xã hội mà không hướng dẫn gì thì khác nào đưa cho nó một công thức để tạo ra thảm họa.
Không có quyền riêng tư gì cả trong thời đại kỹ thuật số này, thời đại mà lũ trẻ chỉ cần nhấn nút là có thể chia sẻ mọi thứ với cả thế giới.
Nhưng nếu con trai tôi viết nhật ký, và nhét nó trong tủ quần áo thì tôi sẽ làm thế nào? Những thứ đầy riêng tư như thế, tôi sẽ không bao giờ đụng đến.
PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua