Tôi túng quẫn vì chồng đưa có 20 triệu/tháng
Nói sơ qua về gia cảnh nhà tôi thì thế này. Gia đình tôi có 4 người, bố mẹ và 2 con nhỏ. Chúng tôi có một căn hộ chung cư vừa phải, một chiếc xe ô tô cũng bình thường để đi lại.
Mỗi tháng, chồng tôi kiếm được 30 triệu, còn tôi kiếm được 7 triệu. Chồng đưa cho tôi 20 triệu mỗi tháng, còn anh giữ lại 10 triệu để chi tiêu, nuôi “em” xe ô tô. Như vậy, tổng cộng tiền tôi có để chi dùng cho gia đình là 27 triệu. Tuy nhiên, tôi luôn ở trong tình trạng phải tằn tiện hết sức.
Với tôi, việc học hành của con là ưu tiên số 1. Nhưng ngay cả như thế thì tôi cũng tiết kiệm hết sức có thể. Các con tôi chỉ học ở trường công lập tốt chứ không phải trường dân lập hay quốc tế gì, nhưng mỗi tháng, tiền học cho 2 con tôi hết 11,5 triệu đồng.
Dù chồng đưa 20 triệu mỗi tháng, tôi vẫn phải tiết kiệm tới mức mới đủ tiền chi tiêu.
Bé lớn của tôi đang học lớp 6. Con không học bán trú nên tôi gần như không phải nộp tiền gì ở trường. Nhưng con phải học thêm ở nhà cô để… cô vui và tiền học hết 2 triệu/tháng. Ngoài ra, con cần phải học thêm tiếng Anh ở một cô giáo sư phạm ngoại ngữ với mức phí 2 triêu/tháng. Con bé thích nhảy dancesport ở một trung tâm thể thao gần nhà và số tiền cho việc này là 1,5 triệu/tháng. Vậy là riêng tiền học, bé lớn nhà tôi đã hết 5,5 triệu.
Bé út thì mới học lớp 4, đang học bán trú nên số tiền hàng tháng phải nộp cho trường là 1,5 triệu. Bé cũng học tiếng Anh như chị và cũng cần 2 triệu tháng cho việc này. Bé út nhà tôi thích học đàn lắm nên tôi cho con học ở một cô giáo dậy nhạc gần nhà với học phí là 300.000đ/buổi và cả tháng là 2,4 triệu. Vậy là mỗi tháng, tiền học của bé út cũng ngót nghét 6 triệu. Và cả 2 bé nhà tôi học hết 11,5 triệu/tháng rồi còn gì.
Vì sợ thực phẩm bẩn nên tôi cố gắng mua rau an toàn, rau hữu cơ, thịt, trứng sạch ở hệ thống siêu thị gần nhà. Số tiền cho việc ăn uống cũng tăng lên, nhưng tôi luôn khống chế các khoản điện nước, ăn uống trong khoảng 7,5 triệu/tháng.
Riêng tiền học của 2 bé con cũng hết 11,5 triệu/tháng.
Sau khi trừ mọi khoản thì tôi còn 9 triệu đồng. Nhưng (lại chữ nhưng đáng sợ) chồng tôi là trưởng họ nên mỗi năm, anh ấy phải lo 6 đám giỗ, gồm có giỗ ông bà nội của anh, cụ nội của anh (cụ nội ông và cụ nội bà) và 2 kỵ của anh.
Sau ngày kết hôn, mẹ chồng tôi bảo, giờ, mẹ giao việc cúng giỗ cho con. Lúc đó, tôi hồn nhiên vâng nhẹ tựa lông hồng. Sau này, khi bắt tay vào việc mới thấy… thương mẹ chồng.
Với 6 đám giỗ, trung bình, cứ 2 tháng tôi phải làm một lần. Giỗ ở quê không đơn giản như ở thành phố. Một đám giỗ ở quê chồng tôi phải ngót nghét 30 mâm cỗ, không thể ít hơn được, vì họ nhà chồng tôi rất đông và đấy là con số đã chọn lọc lắm rồi. Vậy là dù tiết kiệm hết sức tôi cũng phải chi 20 triệu đồng cho 30 mâm cỗ. Ấy là chưa kể tiền quà cáp, biếu sén người già, người ốm trong họ mỗi dịp tôi về làm giỗ.
Vì vậy, từ lâu rồi, tôi không dám mua cả đến chiếc đầm mình thích. Đồ đạc trong nhà nếu hỏng thì tôi cố gắng sửa chữa để dùng, chỉ khi không sửa được tôi mới dám mua. Hôm qua, tôi bị chồng mắng vì mang đôi giầy cũ đi sửa. Anh ấy bảo giầy hỏng như vậy thì vứt đi, mua đôi mới, rằng tiền anh ấy đưa cho tôi làm gì mà không mua được. Lời nói của chồng làm tôi bật khóc. Sau khi chi hết mọi khoản, tôi còn thiếu tiền, lấy đâu ra tiền mà lo cho mình.
LINH NHUNG
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Clip hot:
[mecloud]LzwebETeLt[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua