Dòng sự kiện:

Tôn Ngộ Không đã chết trước khi lấy được kinh?

16:23 22/10/2015
Nhiều thông tin cho rằng Tôn Ngộ Không thực sự đã chết trong cuộc so tài giữa với Lục Nhĩ Mỹ Hầu trước khi lấy được kinh.

[mecloud]XlZQyg8vaM[/mecloud]

Những ngày gần đây, nhiều người hâm mộ bộ phim Tây Du Ký đã thực sự “náo loạn” khi xuất hiện những thông tin mang tính “thuyết âm mưu” về lai lịch, xuất xứ của Tôn Ngộ Không.

Nhất là giả thuyết “rợn người” về cuộc so tài giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu (vốn là con khỉ đá thứ 2 giống Tôn Ngộ Không như đúc).

Nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh. Sau đó Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả.

Điều này đã tạo nên một cuộc chiến “kinh thiên động địa” của 2 con khỉ “khủng” nhất tam giới. Cả 2 đánh nhau ngày đêm không ngừng nhưng vẫn không thể nào ngã ngũ.

Nhiều thông tin cho rằng Tôn Ngộ Không thực sự đã chết trong cuộc so tài giữa với Lục Nhĩ Mỹ Hầu.

Cuối cùng đã đến gặp rất nhiều vị thần, tướng khắp tam giới để nhờ phân định. Tuy nhiên vẫn không cách nào tìm ra ai là kẻ giả mạo.

Theo tin tức từ báo Trí thức trẻ, trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ.

Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng.

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?
Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Theo báo Công lý, về thân thế nguyên gốc của Ngộ Không trong “Tây Du Ký” có thể kiểm tra rõ ràng. Nhưng trong báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây, các chuyên gia đã thông qua các bức bích họa vẽ “Đường tăng thỉnh kinh đồ” tại hang đá rừng cây du của Cam Túc.

Sau khi tiến hành nghiên cứu đã phát hiện, trong bức bích họa là một người Hồ có quai hàm khỉ môi nhọn luôn theo sát đường tăng chính là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không.

Bài viết cũng đề cập, người khỉ được tìm thấy trong bức vẽ chính là hình tượng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không, tên là Thạch Bàn Đà, quê hương tại thành phố Tỏa Dương- huyện An Tây – tỉnh Cam Túc hiện nay. Vì vậy Tôn Ngộ Không chắc hẳn phải là người Cam Túc.

Nhiều người lại có quan điểm trái ngược và cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana. Hiện trong nhiều ngôi đền của Ấn Độ có hình ảnh "Tôn Ngộ Không" là một người khỉ.

Như vậy, Tôn Ngộ Không xuất xứ từ đâu cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Là người Hồ ở Cam Túc Trung Quốc hay người Ấn Độ?

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]pA8u59Xg3g[/mecloud]