Tranh cãi bìa sách mới "Truyện Thúy Kiều" dung tục?
[mecloud]WJOnCUJ0KZ[/mecloud]
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, Công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam kết hợp với Nhà xuất bản Thế giới ấn hành sách Truyện Thúy Kiều. Tác phẩm này do hai tác giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim khảo hiệu. Sách cũng có thêm phần phụ bản màu gồm 11 bức vẽ quý giá của các họa sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân...
Bìa sách Truyện Thúy Kiều.
Điều đáng nói là một trong 11 bức tranh của họa sĩ Lê Văn Đệ đã được sử dụng làm bìa sách gây ý kiến trái chiều khi vừa ra mắt. Nhiều người cho rằng bìa sách đẹp và ấn tượng nhưng không ít độc giả cho rằng, bìa sách phản cảm, thậm chí dung tục.
Nhà văn Đoàn Minh Phượng là một trong những người đầu tiên chia sẻ và nhận định về bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều. Bà tỏ ra thất vọng và viết trên trang cá nhân: “Nhã Nam làm bìa sách cho Nguyễn Du. Thôi thế là xong hẳn”.
Nhà văn Đoàn Minh Phượng là một trong những người đầu tiên chia sẻ và nhận định về bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều.
Về vấn đề này, phía Nhã Nam nói rõ hơn: “Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều chính là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du này, của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng là người phụ trách việc trang trí kỳ đài trong lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.
Đây là một bức tranh đẹp, dùng nhiều màu đen, có nhiều không gian cho thiết kế, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn và chính là bức vẽ mà họa sĩ vẽ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”, tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.
Họa sĩ Lê Văn Đệ, vốn là họa sĩ hàng đầu Việt Nam, được đào tạo cả ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lẫn Đại học Mỹ thuật Paris, hoàn toàn có thể đi theo những lối tả chân, tả thực rất cụ thể chi tiết khác, nhưng ở đây lại chọn vẽ theo lối tượng trưng, ước lệ, theo phong cách tranh khắc, tựu trung là một bức vẽ khá gián cách, không hề có một chút tả chân nào, và dĩ nhiên càng không nhuốm điều gì có thể coi là dung tục”.
Bìa sách hiện vẫn gây ra tranh cãi giữa hai luồng ý kiến, một bên cho rằng không nên lấy làm bìa sách vì dung tục, và một bên cho rằng, bìa sách rất nghệ thuật.
LAM ANH
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]BWGIakSIYE[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua