Tranh cãi quanh đề xuất sinh toàn con gái được thưởng tiền
Theo trang Dân Việt, ông Dương Quốc Trọng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho rằng, đề xuất hỗ trợ tiền cho gia đình sinh con một bề là khuyến khích, động viên, tuyên truyền.
Ông Trọng nêu ý kiến: “Tôi nhận thấy, việc hỗ trợ về kinh tế là hết sức quan trọng. Điều này có tác dụng tuyên truyền, lan tỏa rất lớn và đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với các gia đình sinh con một bề là nữ. Điều đó giá trị hơn tiền rất nhiều và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xã hội cần ghi nhận điều đó".
GS.TS. Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em lại không đồng tình với đề xuất hỗ trợ tiền cho gia đình sinh con một bề, toàn là gái.
“Thưởng tiền, dù nhiều hay ít, cũng sẽ không thể ngăn được “cơn khát” con trai đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân”, ông Cử nói.
Cũng theo ông Cử, đề xuất thưởng tiền cho gia đình sinh con một bề rất dễ bị “hớ” với những trường hợp người dân đã nhận tiền nhưng vẫn sinh thêm con.
Độ tuổi sinh đẻ của chị em phụ nữ kéo dài đến khoảng 49 tuổi. Giả sử, một phụ nữ sinh con đúng theo kế hoạch thì 27 tuổi đã có 2 con. Nếu thưởng cho họ ngay thì ai đảm bảo rằng hơn 20 năm nữa họ không thay đổi ý định sinh con? Khi ấy có đòi lại tiền không? Có khi lại là chủ đề để dư luận phê phán chính sách thưởng tiền của Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em cho rằng, Bộ Y tế nên cẩn trọng trước một chính sách đưa ra mà liên quan đến tâm tư, tình cảm của hàng triệu gia đình và tiêu tốn kinh phí lớn.
Trao đổi trên báo Thanh niên, luật sư Nông Thị Hồng Dung (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, quy định hỗ trợ cho gia đình sinh toàn con gái đã mâu thuẫn với luật Bình đẳng giới.
Theo luật sư Dung, điều 6 và 7 luật Bình đẳng giới năm 2011 đã quy định rất cụ thể: nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Như vậy, người chỉ có con gái hay con trai cũng đều phải được bình đẳng như nhau.
“Nếu quy định như vậy thì những người chỉ có toàn con trai cũng đòi quyền lợi thì sẽ giải thích như thế nào”, luật sư Dung đặt vấn đề.
Cũng theo luật sư Dung, dù tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề đối với người Á Đông nhưng điều đó không chứng minh được rằng người chỉ có con gái sẽ không có ai phụng dưỡng khi về già.
Thực tế, theo tập quán của người miền Nam, khi về già, cha mẹ vẫn thường ở với con gái nhiều hơn là ở với con trai, con gái vẫn phụng dưỡng cha mẹ tốt như con trai. Ngược lại, những người có con trai cũng chưa hẳn đã chắc chắn sẽ được đảm bảo cuộc sống khi về già.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang được quan tâm:
[mecloud]oOMvt3bZdE[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua