Dòng sự kiện:

Trẻ ám ảnh thế nào khi bị mẹ đem ra so sánh với bạn

17:18 29/02/2016
Việc làm này rất nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sự hồn nhiên của trẻ .

[mecloud]uQRpu0XKAD[/mecloud]

Nhiều cha mẹ có thói quen luôn đem con mình ra so sánh với những đứa trẻ hàng xóm, con của đồng nghiệp hay những người bạn của bé ở lớp...

Bé Thiên An (6 tuổi) con gái chị Mai (Đống Đa - Hà Nội) luôn sống trong sự ám ảnh khi bị mẹ so sánh với một số đứa trẻ cùng khu phố.

Ngay từ khi mới chào đời, cô bé đã luôn được mẹ đặt lên "bàn cân" với trẻ khác trong hành trình phát triển của bé như biết lẫy, biết bò, ăn nhiều hay ăn ít, cân nặng bao nhiêu.... đều là đề tài để người mẹ "buôn" chuyện với những người hàng xóm.

Rồi cho tới khi bé bắt đầu tới trường mầm non, những đứa trẻ cùng lớp luôn được người mẹ theo dõi xem có gì khác biệt với con mình không để so sánh, ganh đua...

Năm nay, bé Thiên An đã bước vào lớp 1, bé không còn nhỏ để mẹ mang chiều cao, cân nặng, ăn bao nhiêu... đi so sánh nữa, bởi nhiều ông bố, bà mẹ khác có con cùng trang lứa cũng không có nhiều thời gian để hứng thú với việc này. 


Khi bị đem ra so sánh, nhiều trẻ sẽ có xu hướng làm ngược lại những gì cha mẹ nói bởi vì trẻ gét những người được so sánh, nhiều trẻ tìm mọi cách để thỏa mãn bố mẹ của mình. Ảnh minh họa

Hoặc như trường hợp của bé Ngọc Anh (4 tuổi), chỉ vì bé lười ăn mà suốt ngày bị mẹ đay nghiến khi so sánh với đứa trẻ hàng xóm phàm ăn, bụ bẫm.

Cứ đến bữa ăn, chị Dung (mẹ bé) mại thốt lên những câu quen thuộc, "bạn H. ăn vèo cái hết hai bát cơm đầy, sao con lười ăn thế...", hoặc "con nhà người ta uống ngày 4-6 cốc sữa nhẹ bâng, sao con uống chậm thế...".

Những câu nói cảu chị Dung khiến bé ngày càng trở nên lì lợm và không còn hồn nhiên, vô tư như trước đây nữa, mặc dù thói lười ăn của bé vẫn không có dấu hiệu thay đổi.

Tuy nhiên, thời điểm này, việc học của con khiến chị Mai quan tâm nhiều hơn, nhưng hễ có bạn nào trong lớp được cô khen là về nhà, chị Mai lại hằn học với con rằng: "sao con không làm tốt được như bạn ấy để được cô khen", rằng: "Chữ bạn Linh đẹp hơn chữ con đấy...".

Ngay cả khi vừa bước vào đầu năm học, chị Mai đã phàn nàn với con rằng bé Kim Dung con gái một người đồng nghiệp bằng tuổi con nhưng đã biết đọc truyện tranh thành thạo, nhưng con chị vẫn phải đang đánh vần từng chữ...

Khi bị đem ra so sánh với những đứa trẻ khác, bé sẽ luôn cảm thấy bị ám ảnh và bất an. Trẻ sẽ cảm thấy mình quá kém cỏi nếu như mình không bằng bạn đó, hoặc nhiều bé sẽ huênh hoang nếu như người bạn được so sánh không bằng mình. Việc làm này rất nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sự hồn nhiên của trẻ .

Khi bị đem ra so sánh, nhiều trẻ sẽ có xu hướng làm ngược lại những gì cha mẹ nói bởi vì trẻ gét những người được so sánh, nhiều trẻ tìm mọi cách để thỏa mãn bố mẹ của mình. 

Nhiều bậc cha mẹ không muốn con mình kiêu ngạo, nhất là với những bé trai, nhưng cũng vì bị đem là so sánh, nhiều trẻ sẽ cảm thấy mình vô dụng và không có giá trị. 

Khánh Ngọc

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:

[mecloud]JXSiDiUckf[/mecloud]