Dòng sự kiện:

Trẻ "ăn cắp vặt" muôn vàn lý do và cách xử lý

03:00 04/07/2015
Trẻ em ở mọi lứa tuổi - từ trẻ mẫu giáo cho đến thanh thiếu niên đều có thể bị cám dỗ trở thành những đứa trẻ hay ăn cắp vì những lý do khác nhau.

 

 

 

Muôn vàn nguyên nhân khiến trẻ “ăn cắp vặt”

Con bạn làm bài tập đầy đủ, giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn sau khi ăn tối, ngoan ngoãn... Vậy, có khi nào đứa con đó tiềm ẩn tính ăn cắp?

Trẻ nhỏ đôi khi muốn có những thứ của riêng chúng mà không hiểu rằng những đồ vật đó có giá trị của nó và sẽ là sai nếu lấy những đồ vật đó mà không trả tiền. Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng thường biết chúng không nên lấy cái gì đó mà không trả tiền, tuy nhiên, chúng vẫn cứ làm điều đó. Có thể là do trẻ thiếu tự chủ.

Từ đầu độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ hiểu rõ hơn rằng không nên ăn cắp nhưng vẫn tiếp tục thực hiện điều này đơn giản chỉ vì thấy thích hoặc vì bạn bè của trẻ cũng đã từng lấy trộm. Một số cha mẹ, thậm chí chính trẻ tin rằng sau đó sẽ không bao giờ làm thế nữa. Tuy nhiên, ngoài một số thanh thiếu niên có sự kiểm soát bản thân cao, một số thanh thiếu niên lại ăn cắp như một hình thức thể hiện sự nổi loạn.

Có nhiều lý do phức tạp khác có thể trở thành yếu tố nguyên nhân. Có thể do trẻ tức giận vì một điều gì đó hoặc muốn gây sự chú ý. Hành vi của chúng có thể phản ánh sự căng thẳng đối với trẻ diễn ra ở nhà, ở trường, hoặc trong quan hệ với bạn bè. Lý do cực đoan hơn là đôi khi một số trẻ thực hiện hành vi ăn cắp vì sự bối rối, vì muốn được giúp đỡ do sự ức chế về thể chất hay tinh thần mà trẻ phải chịu đựng.

Nhưng trong các vụ việc nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên ăn cắp bởi vì chúng không đủ tiền để mua những món chúng cần hoặc mong muốn, ví dụ, chúng ăn cắp hàng hóa mang nhãn hiệu đắt tiền. Trong một số trường hợp, chúng ăn cắp vì nhu cầu mua ma túy.

Những lưu ý của cha mẹ khi có con hay “ăn cắp vặt”

Dù lý do trộm cắp ở trẻ là gì, cha mẹ cần tìm ra gốc rễ của hành vi và giải quyết các vấn đề ẩn chứa đằng sau hành vi của con trẻ, mà có thể vấn đề đó không được thể hiện ra rõ ràng. Theo lời khuyên của nhà tâm lý học và phát triển trẻ em, tiến sĩ W. Douglas Tynan thì có những điều đáng lưu ý sau.

Bình tĩnh giải thích cho con hiểu “ăn cắp” là xấu

Trẻ em ở mọi lứa tuổi - từ trẻ mẫu giáo cho đến thanh thiếu niên đều có thể bị cám dỗ trở thành những đứa trẻ hay ăn cắp vì những lý do khác nhau.

Với trẻ em còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ cần phải giúp chúng hiểu rằng ăn cắp là sai trái. Trộm cắp là lấy cái gì mà không hỏi, không xin hoặc trả tiền, điều đó sẽ làm tổn thương người khác.

Nếu trẻ ở tuổi vỡ lòng lấy một cái kẹo nhỏ, ví dụ, cha mẹ có thể giúp con trả lại cái kẹo đó cho người bán hàng, cho người bạn, bất kể viên kẹo đó không đáng giá là bao. Nếu trẻ đã ăn kẹo, cha mẹ có thể đưa trẻ trở lại cửa hàng để xin lỗi và trả tiền cho chủ cửa hàng, hoặc mua trả cho bạn.

 

Nếu phát hiện con "ăn cắp" bố, mẹ nên bĩnh tĩnh giải thích cho con hiểu.

Ngay cả đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, vẫn thực hiện hành vi này để điều chỉnh và nâng cao nhận thức của trẻ về hành vi ăn cắp. Học sinh lớp 1, lớp 2 đã biết ăn cắp là sai. Nhưng chúng vẫn cần được giải thích, giáo dục thêm để biết về hậu quả của hành vi đó.

Khi một trẻ ở độ tuổi thiếu niên ăn cắp, cha mẹ nên cho con biết hậu quả hành vi đó nghiêm trọng hơn. Ví dụ, khi một thiếu niên bị bắt gặp trộm cắp ở cửa hàng, cha mẹ có thể đưa con trở lại cửa hàng, gặp bộ phận an ninh để giải thích và xin lỗi vì những gì đã xảy ra.

Việc phải chịu trách nhiệm đối với những gì cháu đã làm bằng cách trả lại hàng hóa bị đánh cắp có thể là một bài học cho trẻ về lý do tại sao hành vi ăn cắp là sai trái. Về hình phạt thì không cần phải thực hiện hình phạt về thể chất, điều đó sẽ chỉ làm cho trẻ tức giận và có xu hướng làm cho mọi việc tồi tệ hơn.

Đưa trẻ đến gặp chuyên gia nếu hành vi “ăn cắp”lặp lại

Ngoài ra, khi hành vi của trẻ đã lặp lại nhiều lần, hãy tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp của các chuyên gia trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ gia đình, giáo viên, cố vấn sinh viên tại trường hay các nhóm hỗ trợ khác. Đừng ngại ngần nhờ họ giúp đỡ cho con mình trước khi quá muộn.

Thực tế có những trường hợp bất thường đó là trẻ mắc tật ăn cắp. Hội chứng ép buộc là một rối loạn hiếm khiến cho người bệnh cảm thấy căng thẳng ngoài sức tưởng tượng nếu không ăn cắp. Sau đó, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi đã ăn cắp được một cái gì đó. Các bệnh nhân này thường cảm thấy có lỗi sau khi ăn cắp và thường vứt bỏ những đồ mà họ ăn cắp được vì tức giận đối với chính bản thân mình.

 

 

Hãy đưa bé đến chuyên gia tâm lý nếu tật xấu "ăn cắp" của trẻ diễn ra thường xuyên.

Vì vậy nếu tình hình đã trầm trọng, hãy xem xét việc nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu. Cũng cần theo dõi hành vi con cái ở mọi lúc, mọi nơi, giữ cho trẻ thoát khỏi những tình huống gây cám dỗ cho phép trẻ ăn cắp và đừng quên giải thích một cách có lý và dễ hiểu nhất về những hậu quả khi một người nào đó thực hiện hành vi ăn cắp.

Hãy mua đồ chơi cho trẻ theo nguyên tắc

Trước hết, đứng trên góc độ tâm lý thì trẻ, thích có trong tay những tài sản của riêng mình. Tuy nhiên ý thức về đạo đức là tốt hay xấu thì trẻ chưa có những khái niệm như người lớn. Bên cạnh đó, suy nghĩ là không mua, không cho trẻ chơi những loại đồ chơi “nhảm” theo cách nhìn của người lớn lại không phải là cách nhìn của trẻ. Đối với trẻ, chỉ có đồ chơi chúng thích hay không thích.

Do đó, để khắc phục hành vi “cầm nhầm” đồ chơi của bạn, chúng ta có thể cho phép trẻ có một số đồ chơi theo nguyên tắc cho trẻ chọn một trong hai món đồ chơi mà chúng ta đã lựa theo một vài tiêu chuẩn của mình: Không dùng chất liệu độc hại (bằng sắt hay sơn có hóa chất), dễ hư hỏng, quá đắt tiền. Lưu ý là chỉ cho trẻ chọn một và trẻ được toàn quyền chọn mà không có sự ép buộc.

Trước khi chọn đồ chơi, chúng ta cũng có thể hỏi trẻ một cách tự nhiên những câu như: Trong lớp các bạn con thường chơi đồ chơi gì? Trong những món đó, con thích món gì? Tại sao con thích? Nếu được bố mẹ cho con mua một món đồ chơi, con sẽ chọn cái gì? Con chơi món đó như thế nào? C. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độ C.

Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL