Trẻ bị tăng động, bố mẹ chăm con thế nào cho đúng cách?
[mecloud]jbJ8yJznUU[/mecloud]
Trẻ nhỏ luôn luôn hiếu động, nhưng hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý.
Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn thường gặp ở không ít trẻ nhỏ. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và khả năng tập trung kém nên dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Chị Minh (Thanh Xuân - Hà Nội) có mỗi cậu con trai 4 tuổi rất nghịch ngợm, thậm chí nhiều người nhận xét là hơn mức bình thường so với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
Cậu bé không chịu ngừng chân ngừng tay lúc nào hết, sáng mở mắt ra đã bắt đầu "chiến dịch nghịch ngợm" của cậu ta, đến nỗi đồ đạc trong nhà cái gì cũng có thể vỡ hoặc sứt mẻ bất kỳ lúc nào nếu không được cất cao
Các món đồ chơi dù xa xỉ thế nào, nhưng cứ vào tay cậu bé được một lúc là lại tan tành mỗi nơi một bộ phận.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường hoạt động liên tục không biết mệt mỏi, rất khó yêu cầu những đứa trẻ này ngồi yên một chỗ. Ảnh minh họa
Việc trông bé khi ở nhà khiến ông bà quá mệt mỏi nên chị Minh cho con đi học ở trường mầm non từ khi mới hơn 1 tuổi. Nhưng cô giáo cũng liên tục than thở bé nhà chị không chịu tập trung, không nghe lời gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các bạn khác...
Nghe lời bạn bè, hai vợ chồng chị Ngọc cho con đi khám thì bác sĩ nói bé bị tăng động giảm chú ý.
Theo phân tích của các chuyên gia thì trẻ tăng động giảm chú ý thường hoạt động liên tục không biết mệt mỏi, rất khó yêu cầu những đứa trẻ này ngồi yên một chỗ. Tuy nhiên, dù hoạt động không ngừng nghỉ, nhưng những đứa trẻ này khả năng tập trung và khả năng lắng nghe lại rất kém, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh trong công việc.
Liên quan đến vấn đề trên, thông tin trên báo Khám phá cho biết, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn.
Mặt khác, trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó kiềm chế được cảm xúc tốt xấu, trẻ có thể bùng phát cơn giận giữ bất cứ lúc nào hoặc ở đâu.
Mặc dù vậy, những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn khác.
Khi trẻ bị tăng động chú ý, bố mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, đặc biệt không được tiếc lời khen với con để con không bị tự ti.
Cha mẹ cũng không nên cáu gắt nếu con làm sai hoặc không theo ý mình. Nên nhẹ nhàng hướng dẫn con trong khi làm việc và học tập để trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
Minh Sang
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]gFTPhV1zs0[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua