Dòng sự kiện:

Trẻ em bày tỏ suy nghĩ về cách đối phó khi con mè nheo, ăn vạ

15:36 20/01/2016
Những gợi ý của các bé có thể trở thành mẹo giúp các bố mẹ đối phó với thói mè nheo, ăn vạ của trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 3 là thời kì mà trẻ dễ mè nheo, ăn vạ nhất. Nhưng bố mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là khoảng thời gian trưởng thành tâm lý rất bình thường mà trẻ nào cũng trải qua, nhất là trẻ nhỏ trong lứa tuổi "khủng hoảng tuổi lên 3".

Mới đây, trên trang supernanny đang tải đoạn clip thú vị từ chương trình truyền hình Supernnany sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ trước những suy nghĩ rất thật nhưng cũng rất đáng chú ý của những đứa trẻ chỉ 8, 10 tuổi về việc làm cách nào để dạy trẻ mỗi khi chúng hư.

Chúng cũng từng là những đứa trẻ lên ba từng lăn đùng ra khóc và làm nũng đủ trò, hãy cùng xem góc nhìn của chúng khác gì với những người đã làm cha làm mẹ.


Những đứa trẻ thẳng thắn nói lên suy nghĩ của bản thân.

Đoan clip cho thấy, hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thừa nhận mình từng mè nheo, ăn vạ với bố mẹ tỏ ra xấu hổ khi nhớ lại những khoảnh khắc ấy. Sau đó, chúng được xem một đoạn clip ngắn về một cậu bé luôn nổi giận để đạt được mọi thứ mà cậu bé muốn, vì bố mẹ và anh chị rất “sợ” cậu. Một số em tỏ ra ngạc nhiên vì cách mà người mẹ cảm thấy “sợ” con như vậy, một số khác lắc đầu khó hiểu, đa số các em đều không đồng tình với thái độ của cậu bé cũng như cách làm của mẹ em bé.

“Cháu nghĩ rằng bố mẹ cậu bé không nên sợ cậu bé vì đó là con của họ mà”. “Thằng bé đang kiểm soát nó giống như nó là ông vua của ngôi nhà vậy” hay “Thằng bé sẽ lớn lên thành người mà không bé nào nên trở thành” là những gì mà chúng nói sau khi xem đoạn clip về em bé hư. 

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho bà mẹ trong đoạn clip, những đứa trẻ không ngần ngại đưa ra ý kiến và lí lẽ rất chững chạc của mình về cách giải quyết trong trường hợp này. Một số bài học dạy con của chính những đứa trẻ là điều mà chúng ta cần phải suy ngẫm:
- Nếu không kiểm soát được chúng khi còn bé, lớn lên chúng có thể trở nên tồi tệ hơn.

- Cha mẹ là chủ của ngôi nhà và họ cần phải tạo ra kỷ luật cho con cái.

- Không thể để con làm mọi điều mà chúng thích.

- Đôi khi cha mẹ cần cư xử nhẹ nhàng với con… đôi khi họ cần nói cho con biết điều gì là đúng.

Nguyên tắc mà những đứa trẻ đưa ra là phải nghiêm khắc với trẻ ngay khi còn nhỏ, nếu không chúng sẽ “lộng hành” khi lớn lên.

Để xử lí tình trạng mè nheo ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả, trên trang Parents từng viết:

Trẻ mè nheo, ăn vạ lỗi một phần do bố mẹ. Khi trẻ ăn vạ,  khóc lóc, giận dỗi, thì người lớn xúm vào dỗ dành, giải thích, răn đe,... mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.

Biện pháp là bố mẹ thử tỏ thái độ “phớt lờ”, khi phát ra tín hiệu mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt thói ăn vạ, mè nheo. Tuy nhiên, "phớt lờ" nhưng không có nghĩa là bỏ qua, đợi khi bé trở lại bình thương, bố mẹ nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu hành động vừa rồi của bé là chưa ngoan, tại sao mẹ lại không ủng hộ để bé hiểu được vấn đề.

Trước khi trị thói mè nheo ăn vạ của bé, bố mẹ cũng ần thống nhất quan điểm với các thành viên trong nhà là mọi người không nên bênh vực bé, sẽ khiến việc dạy dỗ càng khó khăn hơn. Bố mẹ cũng nên cương quyết cứng rắn với bé cả ở nhà hay khi ra đường, ra chỗ đông người, bởi bé có thể tở ra biết nghe lời khi một mình ở nhà với bố mẹ, nhưng lại ăn vạ nơi đông người nhằm gây sự chú ý.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT: 
[mecloud]fylDaeJ18N[/mecloud]