Trẻ giơ tay như đầu hàng khi ngủ là dấu hiệu gì?
( KHOEVADEP ) - Nhiều người tò mò không biết rằng tư thế ngủ này có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé hay không. Tại sao trẻ sơ sinh thích tư thế 'đầu hàng' khi ngủ?
Rất Ít bố mẹ biết được 3 lý do này.
1. Phát triển thể chất tốt
Trên thực tế, theo quan điểm y học, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ với tư thế như vậy phần lớn là do thể chất của trẻ đang phát triển rất tốt. Quan trọng nhất chính là khí và huyết trong cơ thể tương đối đầy đủ. Bé ngủ với tư thế này nhiều thường cao lớn hơn.
Nhưng suy cho cùng thì đây cũng là tư thế ngủ dành cho các em bé thôi. Nếu chúng ta ngủ với tư thế này thì chúng ta có thể bị tê, tay chân vì lượng máu được cung cấp đến các vùng này giảm.
2. Em bé cảm thấy nóng
Ngoài nguyên nhân trên, một nguyên nhân là do thân nhiệt của em bé tương đối cao. Bé dễ toát mồ hôi khi không vận động. Và nếu bé không thể tản nhiệt khi cảm thấy nóng, bé sẽ vô thức nhấc giơ tay lên để tỏa nhiệt nhiều nhất có thể.
Trên thực tế, theo quan điểm khoa học, tư thế này sẽ giúp bé tản nhiệt ở mức độ nhất định.
3. Thói quen tự nhiên của bé
Chúng ta đều biết rằng khi em bé còn trong bụng mẹ, không gian để bé ở bên trong bụng mẹ sẽ nhỏ đi rất nhiều do kích thước cơ thể của bé dần trở nên lớn hơn.
Do đó, khi bé còn là bào thai, để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong bụng mẹ, bé thường ngủ với tư thế đầu hàng. Cho đến khi sinh ra, trẻ sẽ tiếp tục lặp lại hành động này vì thói quen.

4. Tập thói quen ngủ ngoan cho bé
Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon
Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủTrong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại.
Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.
5. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm.
Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.
Ban ngày, khi bé còn thức:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
Khỏe và đẹp
Link nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/tre-gio-tay-nhu-dau-hang-khi-ngu-la-dau-hieu-gi-d310196.html
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua