Dòng sự kiện:

Trẻ không đi giày học giỏi và cư xử tốt hơn trong lớp học?

15:36 23/12/2016
Trẻ em không đi giày trong lớp học thường nhận được điểm cao hơn và cư xử tốt hơn những đứa trẻ mang giày.

Trẻ em không đi giày trong lớp học thường nhận được điểm cao hơn và cư xử tốt hơn những đứa trẻ mang giày - một nghiên cứu mang tính học thuật kéo dài hàng thập kỉ đã mới đây đã tiết lộ.

Nghiên cứu mới của trường ĐH Bournemouth (Anh) cho biết: Những đứa trẻ không đi giày thường đến trường sớm, ở lại muộn hơn và đọc nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát hàng chục ngàn trẻ em có thói quen bỏ giày ngoài lớp học và họ nhận ra rằng, những đứa trẻ này thường hăng hái hơn trong lớp học. Do đó, chúng thường có thành tích học tập tốt hơn.

Nghiên cứu dựa trên nền tảng quan sát và nghiên cứu mười nghìn trẻ em tại hơn 100 trường học trên 25 đất nước trong suốt 10 năm qua.

Ngoài những đất nước tại vùng Bắc Âu, các nhà nghiên cứu cũng đến các trường ở New Zealand và Úc. Các dự án tốn nhiều công sức nhất diễn ra tại phía Bắc Luân Đôn, nơi mà họ phân tích thái độ và kết quả học tập của học sinh trên suốt chặng đường học vấn, thậm chí là lên đến đại học.

Hiện nay, các nhà học giả đang kêu gọi tất cả nhà giáo ở Anh Quốc cũng áp dụng “nội quy không giày” để trẻ em có thể “thể hiện hết sức mình khi làm bài kiểm tra”.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ em không đi giày trong lớp học sẽ tiếp thu nhanh hơn bởi vì chúng sẽ cảm thấy thoải mái như ở nhà và thư giãn hơn khi học tập.

Stephen Heppell - nhà nghiên cứu chính và giáo sư tại Trung tâm Xuất sắc về Thực hành Truyền thông ĐH Bournemouth cho biết: “Trẻ em sẵng sàn ngồi bệt trên sàn nhà và thư giãn hơn khi chúng không phải đi giày.

Trong lớp học, trẻ em sẽ ngồi học trên một chiếc ghế dựa thẳng đứng và chúng tôi đã nhận ra rằng 95% trong số chũng không đọc sách ở nhà trên một chiếc ghế tượng tự như thế. Vào ngày nghỉ, chúng sẽ nằm bò toài ra nhà để đọc sách.

Vì vậy nên tạo không khí thân thiết như ở nhà ở lớp học sẽ giúp các bé hứng thú với việc đọc sách trong lớp hơn”.

Vị giáo sư này còn cho biết: “Trong những trường học có quy định trẻ em bỏ giày trước khi vào lớp, trẻ em thường đến trường sớm hơn và ra về muộn hơn, cứ như thế, trung bình trẻ học thêm được nửa tiếng mỗi ngày.

Giáo sư Heppel nói rằng “mọi thứ đều có lợi cho bọn trẻ”, nên những tiêu chuẩn cho việc học tập của trẻ em cũng sẽ được cải thiện.Không đi giày trong lớp học cũng làm giảm chi phí vệ sinh đến 27% và trường học cũng mất ít tiền để chi trả cho cơ sở vật chất hơn vì họ không cần phải mua quá nhiều bàn ghế, bọn trẻ có thể vô tư ngồi học trên sàn nhà”.

Ông cho biết: “Muốn trẻ học tốt hơn thì điều mấu chốt là chúng ta cần khuyến khích trẻ hăng hái trong giờ học và để trẻ muốn đi học, thích thú được đi học. Khi chúng đến lớp muộn và rời đi sớm, không chăm chú học hành thì thành tích sẽ nhanh chóng giảm sút. Trẻ em đi giày trong lớp thường ít hăng hái hơn so với những bạn không đi giày”.

“Nội quy không giày”

Giáo sư Heppel đưa ra lời khuyên cho các trường học về cách thực hiện “nội quy không giày”.

Ông nói rằng, nội quy này nên được áp dụng với tất cả mọi người, bao gồm cả hiệu trưởng, giáo viên, khách mời và trẻ em cần được thông báo đồng bộ để chúng không “một mình một phách” rồi bị bạn bè chế nhạo.

Nhưng nội quy này cũng có những mặt hạn chế. Giáo sư Heppel nói: “Những giáo viên thấp ăn gian được đôi chút chiều cao nhờ đôi giày cao gót giờ lại phải “hạ cánh” xuống mặt đất rồi”.

Theo PNO

Nguồn: Gia đình Việt Nam


TAG