Dòng sự kiện:

Trẻ mắc chứng tự ép buộc, luôn lặp lại các hành vi tương tự

14:53 25/08/2015
Mỗi chúng ta đều có đam mê, sở thích nhưng với trẻ khi chúng thích thú một cách bất bình thường thì rất có thể chúng có vấn đề về tâm lý.
Bé Hà năm nay 10 tuổi, có vẻ nhút nhát, hay thẹn thùng. Cách đó 2 năm, Hà đến nhà bạn chơi, bị một con chó xông tới ngoạm tay áo làm em sợ tái mặt. Từ sau lần ấy tinh thần em không ổn định, hay trằn trọc khó ngủ, nằm mơ. Dần dần cô bé luôn bị ám ảnh rằng tay mình bám đầy bụi nên có ngày rửa tay đến chục lần và dần dần số lần rửa tay trong ngày càng tăng lên. Bé không làm chủ được hành vi của mình. Quần áo chỉ mặc một buổi là phải giặt, thậm chí vừa phơi khô lại giặt thêm lần nữa vì em nghĩ rằng giặt chưa sạch. Cô bé trở nên bi quan, chán nản, lo lắng.

Những trường hợp như bé Hà trong tâm lý học gọi là chứng “tự ép buộc”. Những người mắc chứng này thường cảm nhận, có ý nghĩ hoặc hành vi nào đó mà tự mình không khống chế được. Các chuyên gia cho rằng yếu tố tinh thần là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng “tự ép buộc’.

Khi trẻ gặp phải biến cố trong cuộc sống như bố mẹ ly dị, người thân qua đời hay một cú sốc về tinh thần giống như trường hợp bé Hà sẽ khiến tinh thần trở nên hoảng loạn, biểu hiện một loạt hành vi và ý nghĩ tự ép buộc.

Khi thấy trẻ có hành vi trên, cha mẹ cần kịp thời dạy cho bé cách ứng phó. Nếu trẻ không làm chủ hành vi, có thể hướng dẫn trẻ hít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra, đồng thời có thể đếm nhẩm 1,2,3….

Cha mẹ tuyệt đối không dùng biện pháp mạnh để ngăn cản vì làm như vậy trẻ càng thêm căng thẳng. Nếu trẻ ép mình đi kiểm tra xem cửa đã khóa chưa, cha mẹ không nên nói kiểu “Không phải lo”, “Không phải kiểm tra đâu”… Nếu ngăn chặn quá cứng rắng thì càng làm tăng mâu thuẫn nội tâm của trẻ và tăng áp lực về tâm lý.

Phương pháp chán ghét: Chẳng hạn có thể đeo vào cổ tay trẻ một sợi dây chun, nếu thấy trẻ có hành vi tự ép buộc thì kéo sợi dây chun để bật vào tay trẻ, lấy cảm giác đau này để nhắc nhở trẻ.

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp kiềm chế lẫn nhau, chủ yếu là để trẻ nhận ra tình cảnh khiến chúng lo âu thông qua trạng thái thoải mái về tâm lý để đối phó và xóa đi ưu phiền của trẻ.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin