Trẻ mắc sốt xuất huyết tăng đột biến
Theo TS Lương Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa nội nhi tổng hợp Bệnh viện E, có những đêm khoa tiếp nhận 6 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết vào cấp cứu. Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện nhi T.Ư cũng liên tục tiếp nhận các bệnh nhi nhập viện do sốt xuất huyết trong các tuần gần đây.
Theo TS Hiền, trong số 42 bệnh nhi nội trú tại khoa, có tới 18 bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết. Trong đó, 1 bệnh nhân nhi (7 tuổi, ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) mắc sốt xuất huyết nặng, có biểu hiện sốc kèm theo tiểu cầu và bạch cầu đều giảm thấp, khá nguy kịch.
Các bác sĩ phải điều trị tích cực, chống sốc cho bệnh nhi. Tuy nhiên, khi bệnh nhi qua cơn nguy kịch thì xuất hiện tình trạng thoát huyết tương gây ra tràn dịch màng bụng và đa màng. Bệnh nhi được theo dõi sát sao 24/24 giờ, áp dụng các biện pháp chống sốc đặc biệt. Sau hơn một tuần, bệnh nhi mới có dấu hiệu phục hồi, cắt sốt, giảm tràn dịch màng bụng, các chỉ số sinh hóa dần về bình thường.
Sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. ẢNH THÚY ANH
“Các cha mẹ phải theo dõi sát sao con em mình khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ cơ thể để nhận biết đúng bệnh và điều trị kịp thời. Khi trẻ mắc sốt xuất huyết, nếu điều trị muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê, dẫn đến tử vong”, bác sĩ Hiền cảnh báo.
Trước diễn biến ca bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, Khoa nội nhi tổng hợp Bệnh viện E đã huy động 40 giường bệnh điều trị với đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu hiện đại, như máy thở, oxy và khí nén áp lực, các máy theo dõi monitoring, bơm tiêm điện, máy truyền dịch hỗ trợ hiệu quả trong việc tiếp nhận, xử trí các ca mắc sốt xuất huyết nặng.
Tình trạng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng tăng cao tại Thanh Hóa. Ngày 2.8, ông Hà Đình Ngư, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa, cho biết từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có 269 người mắc sốt xuất huyết.
Trong đó, chỉ tính trong tháng 7, số người mắc sốt xuất huyết tăng đột biến với 140 người, riêng bệnh nhi mắc sốt xuất huyết năm nay có biểu hiện không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường, dẫn đến khó điều trị. Sở Y tế Thanh Hóa đã khuyến cáo các phụ huynh khi thấy trẻ sốt cao không hạ, hoặc chảy máu lợi, chảy máu chân răng bất thường, người nổi nốt, phát ban, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị, không tự ý chữa trị tại nhà.
Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết có triệu chứng ban đầu sốt cao đột ngột, thậm chí 39 - 40 độ C, đau đầu, buồn nôn, nôn. Một số trẻ đau, nóng họng khiến cha mẹ lầm tưởng viêm họng nên tự điều trị kháng sinh tại nhà. Do đó, nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ, xuất hiện xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài phân đen), đau tức vùng hạ sườn phải (cảnh báo viêm gan), tiểu ít... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời để được khám, hướng dẫn theo dõi y tế, tránh điều trị muộn gây nguy hiểm cho trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chưa hết nỗi lo sốt xuất huyết, trẻ mắc bệnh hô hấp ùn ùn nhập viện
- Phòng biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị sốt xuất huyết
- Bị bệnh sốt xuất huyết bao nhiêu ngày thì khỏi?
- Hà Nội: Trường hợp thứ 5 tử vong do mắc sốt xuất huyết
- Thêm 1 bé trai 12 tuổi ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua