Dòng sự kiện:

Trẻ nhút nhát: Cha mẹ cần làm gì?

22:06 29/06/2015
Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.

 

 

 

 

Thế nào là nhút nhát?

Trẻ em được xem là nhút nhát khi các em không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa, mặc dù trong lòng các em rất muốn. Trẻ nhút nhát có thể có những biểu hiện như sau:

- Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng.

- Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể.

- Không thích ra chơi ở những không gian công cộng, đông người hoặc thoáng rộng (như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi với một người thực sự thân thiết.

- E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực.

Trẻ em được xem là nhút nhát khi các em không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa, mặc dù trong lòng các em rất muốn.

Nguyên nhân của sự nhút nhát

Hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “nhút nhát”, vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Và theo lẽ tự nhiên, khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bé sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ em nhút nhát kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Di truyền: cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được thừa hưởng từ bố mẹ.

Bản tính: những em bé nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ nhút nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên.

Bắt chước người lớn: trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh chúng, mà gần gũi nhất chính là phụ huynh. Bố mẹ có tính cách nhút nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động hàng ngày.

Do mối quan hệ gia đình: trẻ em thiếu tình thương của bố mẹ hoặc không được chăm sóc thường xuyên trong gia đình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát.

Sống khép kín: những trẻ em không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng hoặc thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người.

Thường xuyên bị chê bai: những đứa trẻ hay bị chọc ghẹo hoặc ức hiếp bởi bạn bè hoặc người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, họ hàng... cũng sẽ có xu hướng nhút nhát và dễ hoảng sợ.

Sợ thất bại: nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ em được người lớn kỳ vọng quá nhiều, nhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của trẻ. Trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm gì cả vì sợ hỏng việc.

Bạn đừng bao giờ gọi con mình là đứa trẻ nhút nhát.

Trẻ hoàn toàn có thể học cách để điều khiển được sự nhút nhát của mình bằng sự trợ giúp của bố mẹ. Sau đây là những cách tốt nhất mà bạn có thể tham khảo để giúp con vượt qua sự nhút nhát:

Giúp con bớt nhút nhát

Cùng bé tham gia vào trò chơi: Nếu con bạn rụt rè với người lạ, bạn đừng mang bé tới công viên với hy vọng nó sẽ làm quen với người lạ trong khi bạn thoải mái đứng ở ngoài. Thay vào đó, hãy cùng bé tham gia vào trò chơi cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi bé đã vui vẻ tham gia một hoạt động nào đó thì bạn thử lùi lại một vài bước.

Thông cảm với bé: Nên để con bạn biết rằng bạn hiểu bé cảm thấy như thế nào. Bạn có thể nói: “Con thấy ngại khi tất cả các bạn đều ồn ào phải không?”.

Khuyến khích bé: Bất cứ khi nào bé đưa tay ra để kết bạn hoặc tham gia một hoạt động, bạn hãy khen ngợi những cố gắng của bé. Nên nhớ rằng nhiều bé ở tuổi tập đi cảm thấy thoải mái khi chơi theo kiểu ngắm nhìn từ xa, quan sát và bắt chước hơn là trực tiếp chơi với bạn bè.

Tham gia vào nhóm nhỏ: Sắp xếp các nhóm nhỏ và yên tĩnh hoặc tạo ra môi trường thân thiện. Nếu sân chơi ngoài trời là nơi con bạn thích thì hãy dắt bé đến đó vào những lúc vắng người.

Bạn đừng bao giờ gọi con mình là đứa trẻ nhút nhát. Việc dán nhãn cho trẻ hiếm khi mang lại lợi ích, dù cái nhãn đó rất kêu như “thiên tài” (vì sẽ gây sức ép quá lớn đối với bé). Thực tế, bé có thể không nghĩ là mình nhút nhát. Nhưng nếu bạn thường nói điều đó thì bé sẽ tin là mình nhút nhát thật và điều này không có lợi cho việc giúp bé mạnh dạn lên.

 Nếu con bạn rụt rè với người lạ, bạn đừng mang bé tới công viên với hy vọng nó sẽ làm quen với người lạ trong khi bạn thoải mái đứng ở ngoài. Thay vào đó, hãy cùng bé tham gia vào trò chơi cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi bé đã vui vẻ tham gia một hoạt động nào đó thì bạn thử lùi lại một vài bước.

Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật

Toyama là con trai đầu lòng của chị Midori, mặc dù đã hơn 2 tuổi nhưng bé luôn khóc khi gặp người lạ, ngay cả những người bạn thân thiết thường đến nhà chơi cũng khiến cậu bé sợ hãi.Học cách bố mẹ Nhật phân xử khi các con cãi nhau 8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật Cách của mẹ Nhật thể hiện tình yêu con

Khi Midori gửi bé đi nhà trẻ, cậu bé đã khóc rất nhiều và không chịu rời xa mẹ. Việc trẻ nhút nhát trong khoảng thời gian đầu đời không phải là lạ, tuy nhiên nét tính cách này khiến trẻ gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, cản trở khả năng học hỏi ở trẻ và khiến trẻ dễ gặp khiếm khuyết trong quá trình hình thành nhân cách. Các trẻ nhút nhát cũng thường là đối tượng bị bắt nạt khi đi học. Vì vậy, việc bố mẹ quan tâm và giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng.

Hãy xem bà mẹ Nhật Midori này làm gì để giúp cậu bé mạnh mẽ hơn.

Trước hết, Midori dành thời gian nhiều hơn để quan sát con trai và rút ra những biểu hiện nhút nhát của cậu bé. Toyama luôn bám lấy mẹ khi đi siêu thị, khi gặp cô Yamada và bé Mei hàng xóm, cậu bé cũng không thể làm quen dù cô bé rất chủ động. Toyama cũng luôn im lặng khi người lớn hỏi chuyện bé, đôi khi bé còn khóc rất to và ôm chặt lấy mẹ. Giáo viên của Toyama cũng cho biết cậu bé không chơi với các bạn trong lớp kể cả bé Mei hàng xóm.

Để khắc phục điều này chị Midori quyết định đưa cậu bé ra ngoài nhiều hơn, khi gặp bạn bè hay người quen chị thường chủ động cười tươi và chào hỏi họ. Midori cũng không quên nhắc Toyama chào những người lớn đó, tuy cậu bé không thể làm được nhưng Midori cũng không quá căng thẳng hay tức giận mà sau đó cô sẽ nói với Toyama rằng: “Mẹ biết con cảm thấy ngại nhưng bác Sawa tốt bụng lắm, mẹ chắc bác ấy sẽ rất vui nếu lần sau con chào bác ấy”.

Chị cũng thường đưa Toyama sang nhà Mei chơi và rủ mẹ con Mei đến nhà để Toyama có một người bạn thân cùng tuổi, Mei sẽ là cầu nối quan trọng giúp Toyama chơi với những đứa trẻ khác.

Mẹ Midori chủ động đưa con đến những nơi có nhiều trẻ em như công viên, trung tâm mua sắm, cô cũng dành thời gian đến lớp cùng Toyama. Thay vì làm như nhiều cha mẹ khác là để mặc các bé tự chơi với nhau hay cố dạy Toyama phải chơi thế này, chơi thế kia, ép cậu bé chơi cùng các bạn, Midori lại chọn cách tổ chức trò chơi cho bọn trẻ. Tất nhiên cô cũng khuyến khích Toyama tham gia vào các trò chơi này và để bé níu lấy mẹ khi bé muốn, tuy nhiên cô không chăm chút cho bé quá nhiều, cũng không nói chuyện riêng với con để bé có thể tự vui vẻ vượt qua sự nhút nhát và kết bạn.

Midori cũng nhận thấy Toyama đặc biệt thấy tự tin hơn khi chơi với những đứa bé kém tuổi mình, đặc biệt là các bé gái.

Khi Toyama lớn dần lên thì bé cũng tự tin hơn tuy nhiên vẫn còn khá nhút nhát, về mặt nhận thức Toyama đã biết tự trách mình, khi ấy bé sẽ khóc vì cảm thấy tội lỗi nếu gây ra rắc rối nào đó. Midori đặc biệt chú ý đến điều này vì Toyama dễ tổn thương hơn và thu mình hơn những đứa trẻ khác. Cô cho biết mình thường ôm bé vào lòng để bé cảm thấy được tin tưởng, khi bé nói ra được vấn đề của mình, cô sẽ an ủi và giải thích cho bé hiểu vấn đề.

Sau hơn một năm cố gắng, Toyama đã thay đổi rất nhiều tuy cậu bé vẫn hay mút tay và cảm thấy ngượng ngùng nhưng đã có thể trò chuyện với người lạ. Midori tin rằng việc lo lắng quá mức hay tỏ ra không quan tâm đến trẻ đều không giải quyết được vấn đề, quan trọng là bạn phải tin vào sức mạnh của con mình và củng cố nó.

Kazuko – giáo viên của Toyama cho biết thêm, việc trẻ nhút nhát thường hay mút tay cũng là một điều bình thường. Việc trẻ mút tay không có nghĩa là bé thiếu tình thương mà nó là cách đứa trẻ tự trấn an mình.

Ngọc Anh (Tổng hợp)/ĐSPL