Trị bệnh ích kỷ cho trẻ, cha mẹ hãy công bằng và làm gương
Tin liên quan

- Chuyện dạy con của các ông lớn ngành công nghệ
- Người Nhật dạy con: Cách chiều và phạt ngược với "Tây"
- Người Nhật dạy con: Kỳ công trả lại một đồng xu
- Bố dạy con tính trung thực qua tờ tiền kẹp trong sách
Nhiều cha mẹ than phiền với tớ về việc con ích kỷ. Nhưng, các cha mẹ yêu quý, các cha mẹ định nghĩa thế nào là ích kỷ.
Và.... các cha mẹ muốn gì?
Khi một đứa trẻ không biết lo cho bản thân, có bao nhiêu cũng chia sớt hết cho người khác, mà không lo đến mình thì cha mẹ lại mắng là con không biết lo lắng cho chính mình. Mà nếu con lo cho chính mình nhiều quá thì lại bị mắng là ích kỷ.
Chưa kể nhiều cháu lúc thì bị mắng là ngu (khi nó nghĩ cho người khác nhiều quá) lúc lại bị la là ích kỷ. Vậy là sao? Đừng bao giờ đánh giá gì trước khi phân tích kỹ càng các cha mẹ nhé.
Ích kỉ là gì? Và tính đó có từ bao giờ?
Ích kỉ chính là lo lắng cho lợi ích của mình quá đáng mà không quan tâm đến những người khác. Tính ích kỷ có ở trong mỗi người ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Bản năng con người là luôn luôn chăm lo cho bản thân, đó là bản năng mà bất kể loài sinh vật nào cũng có cả.
Việc gì thì đầu tiên, loài sinh vật mang tên con người đó cũng nghĩ cho mình trước. Vì thế, nếu trẻ có ích kỉ thì cũng là bản năng bình thường của con người.
Vậy làm sao cho trẻ bớt ích kỷ?
Bài thuốc cho trẻ bớt ích kỷ theo TS Vũ Thu Hương chỉ có 2 chữ: công bằng và làm gương.
Bài thuốc ở đây chỉ có 2 chữ: công bằng và làm gương.
Cha mẹ việc đầu tiên là phải công bằng. Sự công bằng càng tuyệt đối thì tính ích kỉ càng giảm. Vậy công bằng là gì?
Đó là khi có một món ăn mẹ mua về, mẹ phải chia đều phần ăn cho cả nhà, con nhìn vào và thấy khẩu phần của mọi người như nhau, con sẽ quen với việc tôn trọng quyền lợi của người khác.
Đó là khi mẹ đưa đi chơi thì ko chiều theo mọi yêu cầu của con mà sẽ mua cho đủ để cả nhà cùng sử dụng.
Đó là khi 2 anh em/chị em tranh giành nhau, cha mẹ để các bé tự xử cho công bằng chứ ko bắt ai nhường ai cả. (Có thể tịch thu luôn món đồ đó). Nếu đánh nhau thì cho đánh rồi phạt cả 2. Đó là việc riêng thì để lũ trẻ tự xử.
Đó là khi thấy con ăn, cha mẹ cũng phải xông vào đòi ăn như con. Hành vi đó các cha mẹ thấy hài hước và mất tư cách nhưng lại làm cho con hiểu rằng, cha mẹ cũng có nhu cầu như những người khác.
Đó là khi công việc nhà cũng được chia đều để con không thấy con có đặc quyền đặc lợi gì hơn những người khác trong nhà.
Đó là khi con hỏi mẹ yêu ai nhất thì mẹ phải trả lời: mẹ yêu bố và con như nhau.
Với tất cả những hành động đó được lặp đi lặp lại liên tục, con sẽ hình thành được thói quen tôn trọng những quyền lợi của người khác.
Cha mẹ cũng đừng quên thực hiện nghiêm chỉnh các trách nhiệm của cộng đồng giao phó (Ví dụ: được phân công quét hành lang trong tháng thì cũng nên làm nghiêm chỉnh để làm gương cho con cái. Đừng ỷ lại vào hàng xóm nhé.)
Cha mẹ cũng đừng xông ra hôi của khi thấy có điều kiện vì cái được là chút đồ nhưng cái mất chính là đạo đức của con cái mình đấy nhé.
Ngoài ra, lâu lâu, cha me rủ con hoạt động thiện nguyện cũng là một hình thức có lợi cho việc dạy con sẻ chia và chung tay với cộng đồng.
Theo TS Vũ Thu Hương
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua