Dòng sự kiện:

Trị thói ăn cắp vặt của trẻ

15:16 23/07/2015
Bạn nên làm rõ nguyên nhân hành vi của trẻ để có cách giáo dục hợp lý.

- Hôm nay ở trường có vui không con?

- Hôm nay con rất ngoan nhưng ở trường xảy ra chuyện nghiêm trọng

- Thật không? Thế rốt cục xảy ra chuyện gì?

- Bạn Thành bị mất tiền. Con ngồi cạnh bạn ấy nên thầy cũng hỏi con. Sau đó thầy giáo kiểm tr và phát hiện ra bạn ngồi sau lấy cắp tiền.

- Thế à? Trẻ con mà trộm cắp là không tốt. Con không được học theo nhé!

- Con biết rồi ạ.

Đối với những trẻ còn nhỏ tuổi, việc “cầm nhầm” đồ của người khác là có nguyên nhân. Ví dụ một đứa trẻ 4 tuổi do chưa phân định được đâu là của anh, của tooi nên dễ coi đồ của người khác là của mình. Thực ra đây chỉ là thời kỳ quá độ của con trẻ vì bản thân trẻ cũng chưa có khái niệm ăn cắp đồ.

Nói chuyện bình tĩnh với trẻ

Bố mẹ có thể bình tĩnh nói với trẻ: “Món đồ chơi ở trên bàn con rất thú vị nhưng đó không phải đồ chơi của con. Mẹ chắc chắn rằng chủ nhân của món đồ chơi sẽ rất buồn lòng nếu như bị mất nó. Vì thế con phải trả lại cho bạn ấy. Con thử nghĩ xem nếu con bị mất món đồ chơi yêu thích con có buồn không?”.

Nên động viên khi trẻ có hành động tốt

Nếu trẻ lớn hơn một chút thì việc “cầm nhầm” có thể là cách để trẻ gây chú ý. Tốt nhất bạn hãy chú ý tới trẻ nhiều hơn, nhất là khi trẻ có hành động tốt. Vì dụ trẻ giúp mẹ rửa bát, chủ động chào hỏi hay tự giác làm bài tập… thì đều đáng khen ngợi, khích lệ.

Sửa lỗi

Đôi khi vì muốn tranh giành quyền lợi hoặc trả đũa mà trẻ ăn cắp đồ với mục đích khiến bạn tức giận, đau lòng và thất vọng. Những lúc như thế bố mẹ nên bình tĩnh nói chuyện cùng và phân tích các nghĩ sai lầm của trẻ. Tuyệt đối không dùng biện pháp trách phạt với trẻ bởi như vậy trẻ sẽ không nói cho bố mẹ biết vì sao có hành động đó. Bố mẹ cũng nên lấy mình làm gương, tôn trọng đồ dùng của trẻ, không tùy tiện mang đồ của trẻ đi.

Bạn nên làm rõ nguyên nhân hành vi của trẻ để có cách giáo dục hợp lý.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin