Triết lý dạy con của triệu phú vươn lên từ đứa trẻ bị đuổi khỏi trường, ai cũng thán phục
Xuất phát từ một học sinh có kết quả học tập dưới trung bình, bị đánh giá là đứa trẻ lười biếng, ham chơi và không có triển vọng, triệu phú Adam Khoo từng bị đuổi khỏi trường và phải chuyển tới học tại trường chất lượng kém nhất Singapore.
Khi được thầy giáo chia sẻ điều khác biệt giữa người thành công và người thất bại, Adam Khoo bấy giờ mới nhận ra bài học quý. Ông quyết tâm đặt mục tiêu thay đổi bản thân để trở thành một trong những sinh viên đứng đầu Đại học Quốc gia Singapore và sở hữu nhiều cuốn sách khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Triệu phú tự thân Adam Khoo chia sẻ, cha mẹ chính là “người thầy” cùng con đưa ra những mục tiêu lớn.
Trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi, lọt top 25 người dưới 40 tuổi giàu nhất Singapore hiện tại, Adam Khoo còn được biết đến là chuyên gia sáng tạo hàng đầu châu Á và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy hàng đầu thế giới, trong đó phải kể đến cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”.
Theo triệu phú tự thân, nuôi dạy con cái là nhiệm vụ trọng tâm, hướng trẻ thành những người tự lập, tài năng. Cha mẹ chính là “người thầy” cùng con đưa ra những mục tiêu lớn và cụ thể, giúp con có định hướng trong cuộc sống.
Dưới đây là “bí kíp” về cách dạy con của triệu phú Adam Khoo từng chia sẻ:
Đừng so sánh, hãy khuyến khích trẻ
Theo triệu phú tự thân, phần lớn các bậc phụ huynh thường đối xử với con của mình bằng cách so sánh với các bạn đồng trang lứa và la mắng, dùng đòn roi khi chúng mắc lỗi. Đây là hành động sai lầm, khiến trẻ tự ti, mất hứng thú trong học tập, thậm chí đem lòng ghen ghét và đố kỵ.
Tạo động lực tăng sự tự tin cho trẻ
Thay vì quát mắng, dọa đánh khi con mắc lỗi hoặc gặp khó khăn cha mẹ nên động viên khuyến khích trẻ nhiều hơn.
Adam Khoo cho rằng mỗi đứa trẻ đều có tài năng, thế mạnh và tiềm lực phát triển riêng. Chính từ trải nghiệm của bản thân, ông nhấn mạnh con đường tới thành công nếu cha mẹ biết cách tạo động lực, khuyến khích trẻ. Điều này giúp con tăng thêm sức mạnh, tự tin thể hiện bản thân và quyết đoán trong việc giải quyết vấn một cách đúng đắn, chính xác.
Định hướng mục tiêu cụ thể
Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con phát triển theo hướng tự lập, đặt mục tiêu cụ thể cho bản thân. Dạy trẻ dám mơ ước và phát huy sức mạnh bản thân để tạo động lực phấn đấu. Trước mỗi mục tiêu, dù kết quả ra sao hãy biết cách kìm chế cảm xúc của mình “thắng không kiêu, bại không nản”, tạo phản xạ tích cực trước mọi vấn đề.
Theo Adam Khoo chia sẻ: “Một đứa trẻ thông minh không thể thành công nếu dễ dàng bỏ cuộc” điều quan trọng là không được trì hoãn, lười biếng hay sợ thất bại.
Luôn luôn chủ động
Yếu tố để trẻ có thể khẳng định và phát huy khả năng chính là chủ động, không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người lớn. Cha mẹ nên tạo điều kiện để con tự mình học hỏi, tìm ra vấn đề vướng mắc và phản biện theo ý kiến và lập trường cá nhân với tư duy và sáng tạo mới.
Trên thực tế, hầu hết các bậc phụ huynh luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có phương pháp dạy đúng đắn và hiệu quả. Việc nuôi dạy con cái cần có thời gian bởi đây là hành trình rất dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dạy con về “Luật bàn tay” để tự vệ
- 3 điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ để không tạo ra “những đứa trẻ 30 tuổi” sau này
- Bố mẹ Việt Nam đừng cố nuôi con hoàn hảo, hãy học cách thức dạy con này của người Đức!
- Bật mí “chiêu” dạy con biết tự giác
- 5 điều bất kỳ giáo viên nào cũng mong muốn ở phụ huynh để dạy con tốt hơn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua