Dòng sự kiện:

Trung Quốc: "Bão" vô cảm hay nỗi sợ bị "giăng bẫy"

05:01 23/09/2015
Nhiều câu chuyện vô cảm, thờ ơ với người bị nạn giữa đường xuất hiện dày đặt trên khắp các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, khiến dư luận Trung Quốc hoang mang đi tìm câu trả lời.
 

 

Câu chuyện về “bão” vô cảm

Một cụ ông lớn tuổi trên đột nhiên ngã quỵ giữa giao lộ đông đúc tại thành phố Trịnh Châu. Nhiều người đi đường nhìn thấy cảnh máu cụ chảy ướt cả gương mặt, thấm xuống nền đất nhưng không một ai dám tiến gần giúp cụ.

Ông cụ đã đẫm máu nhưng người đi đường e ngại không dám lại gần ngay.


Ông cụ đã rất nguy kịch mọi người mới dám tiến gần để chăm sóc cụ.

Tình trạng nguy kịch của cụ ông thu hút sự chú ý của đám đông lớn, tuy nhiên, vẫn không ai đủ can đảm chạm vào nạn nhân cũng như gọi y tế. Lát sau, có một nhóm bắt đầu lôi điện thoại chụp lại toàn bộ hiện trường. Sau khi chắc chắn cụ ông kia bị thương thật sự, nhóm này liền gọi cấp cứu. Một nhân chứng kể lại: “Người ông ta chảy rất nhiều máu quá, nhưng không ai dám đến giúp. Mọi người đều lo sợ bị giăng bẫy tống tiền”.

Vào tháng 2/2015, một vụ việc tương tự xảy ra tại thành phố Yuhuan (tỉnh Chiết Giang). Một ông cụ lớn tuổi bị trượt chân ngã, nằm bất động giữa đường suốt 8 phút. Camera gần đó ghi nhận được có tổng cộng 4 chiếc xe máy, 23 người đi lướt qua cụ và chỉ duy nhất một phụ nữ ngừng lại, hỏi thăm tình hình.

Tài xế Vương đau lòng kể lại vụ việc.

Tuy nhiên, nạn nhân vẫn nằm bất động không thể trả lời. Cụ đã được chuyển đi cấp cứu, tình hình khá nguy kịch. Hay như câu chuyện của một tài xế tại thành phố Vu Hồ (tỉnh An Huy) bỏ mặc người đi đường bị nạn, rồi phát hiện đó là mẹ ruột khiến dư luận bàng hoàng.

Khi trời tờ mờ sáng, người tài xế họ Vương lái xe đến nhà mẹ ruột. Trên đường thấy cụ bà bị thương nặng, nhưng ông vẫn tiếp tục nhấn ga chạy ngang qua. "Do xe tôi không gắn camera hành trình, vì ngại gặp rắc rối nên tôi đã không dừng xe lại được", người đàn ông giải thích.

Sau đó, anh chạy tới thẳng nhà mẹ mình nhưng bà cụ không có nhà. Hàng xóm cho hay bà đã đi ra đón anh từ sớm. Cảm giác bất an, anh Vương liền quay xe lại chỗ người phụ nữ bất tỉnh khi nãy thì phát hiện nạn nhân là mẹ mình. Cụ bà đã qua đời khi trên đường đi cấp cứu.

Không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc báo động về tình trạng đạo đức suy đồi. Hôm 2-9, một cụ già 88 tuổi ở Hồ Bắc bị đột quỵ, ngã xuống lề đường. Không ai đến giúp đỡ dù cụ nằm đó suốt 90 phút. Và cụ đã qua đời. Vài ngày trước, ở một trường trung học tại Trường Xuân, một số học sinh đã đánh nhau. Một số học sinh nhà giàu đã về mách cha mẹ. Và các bậc phụ huynh này đã lao đến trường cùng nhiều thanh niên, tay cầm dao kéo. Một bà mẹ hét lên: “Cứ đâm chúng nó đi. Tao có tiền trả viện phí mà”. Một học sinh bị đâm hàng chục nhát và chết trong bệnh viện.

Sợ bị “giăng bẫy”

Nhiều câu chuyện vô cảm, thờ ơ với người bị nạn giữa đường xuất hiện dày đặt trên khắp các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, khiến dư luận Trung Quốc hoang mang đi tìm câu trả lời.


Cụ ông dàn cảnh tự ngã xe giữa đường.


 

Người thanh niên giúp đỡ cụ hoang mang vì bị cụ ông đổ lỗi, bắt đền.

Ngay lúc đó, có nam sinh viên mặc áo đỏ đi xe đạp dừng lại, đến bên cụ tỏ ý giúp đỡ. Nào ngờ, ông cụ thình lình ngồi dậy đổ lỗi cho người thanh niên đã gây tai nạn và giở trò “ăn vạ”. May thay, trò “giăng bẫy” này đã bị camera giao thông gần đó ghi lại toàn bộ. Cụ ông bị cảnh sát giam giữ.

Năm trước, một người đàn ông tại Quảng Đông đã tự tử, sau khi ông tốt bụng giúp một cụ già bị nạn giữa đường. Nào ngờ, sau đó ông bị gia đình của cụ già đeo bám, dọa nạt, đổ lỗi, đòi đền tiền. Bị dồn ép, ông đành tìm cách tự tử để giải thoát.

Do đó, song song với những câu chuyện thờ ơ với người bị nạn xuất hiện trên báo đài, thì những chia sẻ, kinh nghiệm về tình trạng “dàn cảnh, giăng bẫy” cũng tràn ngập trên các diễn đàn, mạng xã hội ở Trung Quốc.

Mọi người bắt đầu truyền nhau kinh nghiệm ứng phó với tình trạng gặp người bị nạn giữa đường, thường được áp dụng nhất cách chụp hình lại toàn bộ hiện trường rồi mới tiếp cận nạn nhân, để có bằng chứng lật lại nếu bị nạn nhân vu khống…

“Nếu thấy một người hoàn toàn xa lạ nằm giữa đường, bạn hãy nhờ bạn bè mình ghi hình lại cảnh bạn đang giúp đỡ nạn nhân. Nhớ là, càng nhiều camera ghi hình thì càng có lợi cho bạn” – một cư dân mạng đến từ Hồ Nam nhắn nhủ.

Trong khi đó, chính quyền địa phương khá lúng túng trong việc kiểm soát tình hình. Tại Thượng Hải người ta bắt đầu đề xuất dự thảo cung cấp sự bảo vệ hợp pháp dành cho một nhóm người được huấn luyện y tế, để tiếp cận giúp đỡ người bị nạn trên đường.

Còn tại Hàng Châu và Thâm Quyến đang xem xét áp dụng luật trừng phạt đối với những trường hợp dàn cảnh bị nạn, tống tiền người tốt trên đường.

[mecloud]gaCRj6uzz5[/mecloud]

Đặc biệt, vụ việc gây chấn động toàn Trung Quốc vào ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe van cán qua người.

Người lái xe dừng lại một lúc, dường như anh ta cảm thấy mình vừa đâm phải một ai đó nhưng rồi vẫn tiếp tục nhích lên và cán qua người Duyệt Duyệt một lần nữa bằng bánh xe sau. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam