Truyền liên tục 6 lít máu cho bé trai 'muỗi cắn cũng có thể tử vong'
Bé trai D.H.T (14 tuổi ngụ,Ba Tri, Bến Tre) mắc căn bệnh hiếm được ví “muỗi cắn” cũng nguy hiểm liên tụ nhập viện. Chỉ một xây xát nhẹ là tay chân em bầm chảy máu, sưng vù ngày càng to, máu cứ chảy hoài không cầm được. Cha mẹ em vội vàng đưa em đến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Qua thăm khám, em được chẩn đoán sốc mất máu, theo dõi Xuất huyết nội, Hemophili A. Sau khi ổn định huyết động, em tức tốc được hội chẩn và chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: BSCC
Sau khi siêu âm và chụp C khẩn đánh giá bệnh nhi bị xuất huyết nặng cơ thắt lưng, máu chảy tràn đầy khoang sau phúc mạc không cầm được. Bác sĩ cho hay không mổ can thiệp được vì tình trạng bệnh máu và rối loạn đông máu nặng của em nếu mổ rất nguy hiểm, tình trạng lẩn quẩn đó làm khó khăn trong cấp cứu sốc mất máu, nhiễm trùng phổi nặng.
Bệnh nhi bị tràn dịch màng phổi, suy hô hấp nhanh chóng nên các bác sĩ quyết định đặt ống thở máy, chống sốc và truyền liên tục hồng cầu lắng, kết tủa lạnh và các chế phẩm máu, thuốc đặc trị (yếu tố VIII đông khô) tốn kém.
Theo Nguyễn Đạt Thịnh, Khoa HSTC - Chống Độc, ước tính khoảng gần 6 lít máu đã được truyền liên tục để giữ mạng sống cho em. Hiện, tình trạng chảy máu, viêm phổi cải thiện, em đã được cai máy thở, ổn định sức khoẻ, chuyển khoa ung bướu huyết học theo dõi thêm và sẽ xuất viện trong thời gian tới.
Hầu hết bệnh nhân Hemophilia là nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000 trẻ trai mới sinh. Người bệnh Hemophilia càng nặng thì biểu hiện càng sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi, sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.
Bệnh có biểu hiện đa dạng như: Chảy máu bất thường, tự nhiên hoặc sau phẫu thuật có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng cơ và khớp thường hay bị chảy máu hơn, vì thế nhiều người bệnh nhầm tưởng là bệnh của cơ, khớp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt đối với sức khỏe người bệnh, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có, giảm được chi phí tốn kém do điều trị biến chứng muộn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đón năm mới theo phong tục truyền thống, bé trai 3 tuổi tử vong
- Bé trai sống sót thần kỳ sau 12 tiếng mắc kẹt do sóng thần ở Indonesia
- Sự khác biệt tự nhiên giữa bé gái và bé trai có thể khiến cha mẹ bất ngờ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua