Dòng sự kiện:

Truyện tranh đẩy lùi bạo lực học đường

16:08 12/10/2015
Bạo lực học đường là nỗi ám ảnh của học sinh trên toàn thế giới. Giải pháp cho vấn nạn này thật bất ngờ là truyện tranh.

 

Tin liên quan

  • Để con bạn không bị bắt nạt khi đi xe bus
  • Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành, bắt nạt ở trường
  • 16 dấu hiệu trẻ bị bắt nạt mẹ chớ nên xem thường
[mecloud]zNdPj6DpGJ[/mecloud]

Ông Vivian, điều phối viên của Tổ chức giáo dục quyền con người tại Tổ chức Ân xá quốc tế Venezuela đưa ra lời giải thích cho biện pháp độc đáo này: "Cách tiếp cận của chúng tôi là để trẻ em thể hiện sự sáng tạo và sử dụng ý tưởng của mình để giáo dục mọi người một cách nghiêm túc về vấn nạn bắt nạt.

Những đứa trẻ 8-12 tuổi, chúng đưa trải nghiệm của bản thân vào các câu chuyện, sau đó những họa sĩ nhí này sẽ sáng tạo những cuốn truyện tranh và phim hoạt hình làm xiêu lòng và truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận về vấn đề này".

Học sinh tại các trường làm việc theo nhóm để chia sẻ trải nghiệm bị bắt nạt, thông qua diễn kịch hoặc viết ra những câu chuyện của chúng. Những câu chuyện này sau đó được phát triển thành một tạp chí truyện tranh chia sẻ những trải nghiệm thực tế của học sinh và cung cấp thông tin một cách lôi cuốn và đa dạng để các con mở lòng và tìm giải pháp để chấm dứt hành vi bạo lực trong trường học.

Truyện tranh do các con sáng tác cho thấy bắt nạt có thể xảy ra ở mọi lúc trong đời sống học sinh như trong nhà vệ sinh của trường, trên đường đến trường hoặc khi chơi thể thao.

Các con học sinh cũng tham gia hội thảo phòng chống bắt nạt nhằm mục đích củng cố những kiến thức chúng đã được biết về bắt nạt và tìm ra giải pháp để ngăn chặn hoặc đối phó với hành vi bắt nạt mà con có thể chứng kiến ​​hay trải qua trong trường học.

"Con thích dự án này. Không ai bị cô đơn khi có tinh thần đồng đội", một bé gái 10 tuổi cho biết. "Con thấy rằng mặc dù người khác đối xử với chúng ta không tốt, chúng ta không cần phải đáp trả lại bằng hành động tương tự".

Một bé trai 12 tuổi tham gia vào dự án cho biết: "Chúng con thích dự án bởi vì nó dạy chúng ta rằng nhóm của những đứa trẻ nổi tiếng không phải là tốt nhất, thứ tốt nhất là nhóm bạn chấp nhận chúng ta".

Theo ông Vivian, mối quan tâm chính của dự án là tìm ra lý do tại sao bắt nạt xảy ra và làm thế nào nó được thực hiện. Vivian thấy rằng dự án này mang đến một ảnh hưởng tích cực đối với trẻ em chứng kiến ​​bạo lực trong xã hội hàng ngày, và những em đồng cảm với nỗi đau của các bạn mình có thể chia sẻ những trải nghiệm khi bị bắt nạt.

Tạp chí "chống lại nạn bắt nạn" được xuất bản lần đầu tiên vào 5/2015 cùng với những định hướng cho cha mẹ và là gợi ý cho các trường khác thực hiện phương pháp này để ngăn bạo lực học đường dựa trên những trải nghiệm của học sinh. 

Hương Trà (Theo Amnesty)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 [mecloud]ostymJhzZj[/mecloud]