Từ 1/8: Phạt nặng việc không đội MBH cho bé, vừa đi vừa nghe điện thoại
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực từ 1/8/2016 tới quy định: Các lỗi đội mũ bảo hiểm không đúng cách; bấm còi liên tục; không nhường đường cho người đi bộ, xe ngược chiều; bật đèn pha, bấm còi trong khu đô thị từ 22h đêm đến 5h sáng sẽ bị xử phạt.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông của người điều khiển xe máy như vượt đèn đỏ, nghe điện thoại, leo hè phố, không gạt chân chống, uống rượu bia, bấm còi… sẽ bị phạt nặng hơn so với hiện nay. Để biết chi tiết hơn về các hành vi bị xử phạt và mức phạt vi phạm hành chính, các bạn có thể xem toàn văn Nghị định 46/2006/NĐ-CP.
1. Lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy nếu vượt đèn đỏ (không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông) sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 4000.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Mức này tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành.
2. Lỗi leo hè phố, đi không đúng làn đường
Nếu xe không đi bên phải theo chiều của mình, đi không đúng làn đường, phần đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè (trừ trường hợp đi qua hè để vào nhà) sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng, tăng 100.000 đồng so với quy định hiện tại.
3. Lỗi nghe điện thoại khi đi xe máy
Người dân nếu vừa sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh (kể cả đeo tai nghe để nghe nhạc) bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (mức hiện tại là 60.000 – 80.000 đồng).
4. Lỗi không đội mũ bảo hiểm
Từ 1/8, theo Nghị định 46, vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại sẽ bị phạt nặng. Người điều khiển mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc nếu đội nhưng không cài quai đúng quy cách bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
5. Lỗi uống rượu bia vượt nồng độ cho phép
Nếu người lái xe mà hơi thở có nồng độ cồn vượt 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít hơi thở sẽ bị phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng, tước GPLX từ 1-3 tháng. Nếu vượt quá mức này, tiền phạt sẽ tăng lên 3 – 4 triệu đồng, tước GPLX 3 – 5 tháng.
6. Các lỗi bị phạt nặng khác
Ngoài những lỗi kể trên, nghị định 46 còn phạt nặng các vi phạm gây nguy hiểm. Nếu người lái xe buông 3 tay, dùng chân, quay người về phía sau, nằm trên yên xe hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng, tước GPLX 3 – 5 tháng.
Tham gia giao thông lạng lách, đánh võng trên đường bộ bị phạt 5 – 7 triệu và tước GPLX 3 – 7 tháng. Lỗi điều khiển xe thành nhóm 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định cũng bị phạt mức tương tự. Trường hợp buông 2 tay, lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ gây tai nạn bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng, tước bằng lái 3 – 5 tháng.
Hành vi điều khiển xe mô tô, gắn máy đi vào đường cao tốc bị phạt từ 500.000 – 1 triệu đồng, tước bằng lái 1 – 3 tháng. Nếu sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi đang chạy bị phạt từ 2 – 3 triệu, tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Trường hợp chạy hầm đường bộ mà không sử dụng đèn chiếu sáng gần cũng bị xử phạt 500.000 đến 1 triệu đồng.
Theo Chinhphu.vn
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua