Từ khóa "Elsa Spiderman": Đừng "thả rông" con với những clip nhảm nhí
Ngày 16.1, trên mạng xã hội xuất hiện dòng trạng thái gây sốt: "Hãy kiểm soát nội dung giải trí của trẻ em, kiên quyết bài trừ những thể loại văn hóa phẩm độc hại và sắp xếp để có thật nhiều thời gian ở bên con cái".
Người đăng dòng trạng thái này viết: "Thay vì búp bê, siêu nhân lắp ghép... trẻ con bây giờ chỉ cần được ném cho 1 cái điện thoại là chúng sẽ im như thóc, chẳng thiết tha nghịch ngợm phá phách gì. Nhưng đã bao giờ các bậc cha mẹ thật sự để ý, với chiếc điện thoại đó đứa trẻ đang xem gì, tìm kiếm gì trên mạng?"
Không nói đến các video giáo dục hoặc hoạt hình lành mạnh, điều nói đến ở đây là những thứ kinh khủng trẻ con đang tìm kiếm và xem hằng ngày trên mạng.
"Nội tình" của dòng trạng thái này bắt nguồn từ từ khóa "Elsa Spiderman". Từ khóa này đang Hot và được tìm kiếm "khủng" trên mạng bởi nó đang được hàng triệu trẻ em theo dõi và tìm kiếm mỗi ngày. Chỉ cần gõ từ khóa này ở công cụ tìm kiếm google sẽ cho ra khoảng 715.000 kết quả (chỉ trong 0,32 giây).
Những hình ảnh cắt từ clip (Ảnh IT)
Người đưa thông tin này lên mạng viết: Thoạt nhìn qua, chúng chỉ là những clip vui nhộn do người lớn đóng giả các nhân vật hoạt hình đình đám gây cười cho lũ trẻ. Những nhân vật nổi tiếng mọi thời đại ăn sâu vào tiềm thức của tuổi thơ mỗi người được tái hiện với một màu sắc vui nhộn và hài hước vô cùng. Nhưng khi chúng ta bỏ ra khoảng 10-15 phút theo dõi sẽ thấy nhiều clip nhảm nhí, không logic không cốt truyện cũng chẳng mang tính giáo dục cho con trẻ hiện ra.
Ví dụ như đoạn clip Elsa cưới người nhện, Elsa mang bầu và người nhện đưa đi siêu âm. Đến siêu âm nhà bác sĩ Hulk (Tên khổng lồ xanh lè) thế nhưng trên màn hình siêu âm lại là 1 đứa trẻ da xanh lè giống bác sĩ Hulk. Người nhện xông vào đấm bác sĩ, Elsa quỳ xuống van xin. Người nhện tức quá bỏ đi, Elsa ôm bác sĩ Hulk và cuối phim là cảnh Elsa ôm bác sĩ, cười. Hết phim!?
Những hình ảnh căt từ clip (Ảnh IT)
Hay một tập khác: Joker (một hình tượng nhìn kinh dị) trộn thuốc mê vào đồ uống của chị em Elsa sau đó, lợi dụng lúc chị em Elsa ngủ thì động chạm. Người nhện và một người nữa xông vào giải cứu, Joker chạy mất. Hết phim!?...
Ngoài "Elsa người nhện", những video như trong Seri Bad Baby (về 2 bố con), bố và 1 cô con gái hư hỏng suốt ngày phá phách, đập đồ (trên mặt luôn luôn nhếc nhác đầu tóc rối bù buộc 2 bên) hay những clip hoạt hình mà trong đó, nhân vật chính lại chửi bậy kinh hoàng... Những nội dung độc hại này vẫn len lỏi vào trong đầu những đứa trẻ non nớt. Những câu chuyện giật bồ, đánh đấm, lừa gạt và chơi khăm nhau rồi vấn đề yêu đương trong clip cũng để cho các em tiếp xúc ở lứa tuổi còn quá nhỏ, thật sự rất nguy hiểm, dễ gây lệch lạc nhận thức của trẻ con sau này.
Cuối cùng, người đưa dòng trạng thái viết: "Hãy kiểm soát nội dung giải trí của trẻ em, kiên quyết bài trừ những thể loại văn hóa phẩm độc hại và sắp xếp để có thật nhiều thời gian ở bên con cái. Xã hội phát triển, internet mang đến cho con bạn những kiến thức và niềm vui mới mẻ nhưng ngược lại, chúng có thể hủy hoại một tâm hồn trong sáng, non nớt của các em một cách nguy hiểm, âm thầm. Đừng để mọi việc trở nên quá muộn. Hãy tự mình bảo vệ tuổi thơ của con bạn trước mặt trái của Internet".
Ngay sau khi đăng tải, dòng trạng thái và những hình ảnh từ clip nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Bạn đọc Phạm Tuấn Anh viết: "Con nhà mình trước cũng hay xem mấy cái này. Một thời gian nó ngơ ngơ, nói không nghe và hành động bắt chước như trong clip. Mình phải quán triệt ngay là không cho con sờ vào điện thoại nữa. Một thời gian sau con đỡ hẳn. Giờ có xem thì con chỉ xem hoạt hình do mình chọn như 3 anh em nhà gấu, cho lành".
Bạn đọc Mạnh Hùng lo lắng: "Đúng là trên mạng giờ xuất hiện nhan nhản những hình ảnh, phim, truyện tranh hay còn có poster quảng cáo không phù hợp với trẻ con khi ta bật smart phone".
Bạn đọc Nguyễn Hữu Giang thì viết: "Bé nhà mình xem mấy cái trứng đồ chơi cũng không sao. Tự dưng vài hôm sau mọc đâu ra nội dung người nhện vác súng đi bắn trứng khủng long kinh hãi, thế là mình không cho xem nữa và cho con chuyển sang xem các bài hát thiếu nhi với tiếng Anh cho con quen dần".
Bạn đọc Nguyễn Minh Chiến còn hướng dẫn: "Nếu là điện thoại hay Ipad thì có app youtubekid tự phân luồng cho từng lứa tuổi, 100% là video giáo dục hoặc hoạt hình lành mạnh và chỉ có xem các clip cha mẹ định hướng. Các bậc cha mẹ đừng dùng app youtube thường để con trẻ tìm kiếm phải các nội dung xấu...".
Dân Việt
Nguồn; Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua