Từ tháng 1/2018, trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ 10 loại vắc xin
Thông tư 38/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm: Viêm gan virus B, bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, rubella.
Tất cả trẻ tiêm 10 vắc xin này đều được miễn phí do nhà nước chi trả. Có 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
Bệnh lao nằm trong danh sách 10 bệnh truyền nhiễm cần tiêm chủng trong năm 2018.
Danh mục bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại thông tư mới này đã giảm đi 2 bệnh (bệnh thương hàn và bệnh tả) so với trước. Đồng thời bổ sung bệnh rubella vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, và được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Bộ Y tế khuyến cáo nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thông tư mới ban hành còn quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. 8 loại bệnh bắt buộc gồm: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại.
So với quy định cũ, danh sách đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch đã giảm 13 bệnh gồm: cúm, lao, quai bị, sởi, sốt vàng, thương hàn, thuỷ đậu, tiêu chảy do Rotavirus, uốn ván, viêm gan virus A, viêm gan virus B, viêm màng não do não mô cầu…
Danh mục này sẽ được Bộ Y tế cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết.
Theo Trí thức trẻ
- Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ ra những sai lầm chết người sau khi tiêm vắc xin
- 12 vắc xin tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua