Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thế nào tốt nhất
[mecloud]gs9fi41pUF[/mecloud]
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ vô cùng quan trọng để bé tiếp tục hoàn thiện dần các chức năng thần kinh và tăng trưởng đều đặn mỗi ngày. Phần lớn thời gian của trẻ trong ngày đều dành cho việc ngủ. Trung bình một ngày, bé sơ sinh ăn, khóc và đi vệ sinh khoảng 4 giờ, còn lại 20 giờ dành cho việc ngủ.
Do vậy, nếu ngủ không ngon, thiếu giấc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh không đảm bảo giấc ngủ dễ quấy khóc, kém ăn, tăng cân ít và giảm khả năng miễn dịch dẫn đến việc hay ốm đau.
Tuy nhiên, cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ.
Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thế nào tốt nhất. Ảnh minh họa
Ngủ ngửa
Theo thông tin từ báo Khám phá, nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do.
Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, ngây ngạt thở.
Tuy nhiên, nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.
Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.
Nằm sấp
Nằm sấp rất có lợi cho hoạt động của phổi và đem đến sự dễ chịu cho vùng ngực của bé sơ sinh khi nó có thể giúp bé cải thiện dung tích phổi và thúc đẩy hoạt động của hệ hô hấp. Đó là lý do vì sao nhiều bà mẹ ở những nước khác muốn cho bé cưng vừa chào đời nằm ở tư thế này. Đồng thời, nguy cơ móp méo đầu sẽ giảm đi rất nhiều nếu bé nằm sấp. Đây cũng chính là tư thế rất quen thuộc của bé yêu trong bụng mẹ nên đem đến sự dễ chịu cho bé.
Tuy nhiên, chỉ nên cho bé nằm sấp khi ngủ vào ban ngày, bởi nếu không có sự trông nom cẩn thận, nằm sấp có thể khiến bé rất dễ bị ngạt và dẫn đến đột tử. Bên cạnh đó, trong tư thế nằm sấp bé rất khó thoải mái duỗi tay chân, máu lưu thông kém và gây áp lực lên vùng bụng.
Nằm nghiêng
Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được nhiều người xem nhất:
[mecloud]eBSFzhiiaT[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua