Dòng sự kiện:

Từ vụ bé gái bị cậu ngã đè tử vong, học cách bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm trong nhà

03:19 19/01/2016
Có những mối nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh tiềm ẩn ngay ở trong nhà nhưng thường bị bố mẹ chủ quan và dễ dàng bỏ qua.

[mecloud]hTLBFuackp[/mecloud]

Trong suy nghĩ của các ông bố bà mẹ, trong nhà chính là nơi an toàn nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bé mới chỉ biết "đặt đâu nằm đấy". Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những vật dụng, vị trí quen thuộc mà chúng ta không để ý lại là mối nguy hiểm cho trẻ.

Như vụ việc đau lòng vừa xảy ra ở Bình Dương do tờ Vnexpress đăng tải, một bé gái 14 tháng tuổi nằm ngủ dưới nền nhà gần chân cầu thang. Do nhà mất điện, người cậu không nhìn thấy đường, bước xuống cầu thang lại bị trượt ngã nên đè vào người bé với lực khá mạnh. Bé được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị hôn mê sâu do chấn thương sọ não, và qua đời trong sự đau đớn và day dứt của những người thân trong gia đình.

Theo lời các bác sĩ bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP. HCM), đây là lần đầu tiên bệnh viện này tiếp nhận bệnh nhi gặp nạn trong tình huống bị ngã đè dẫn đến tử vong. Nguyên nhân có thể do bé còn quá nhỏ và bị va đập nghiêm trọng.

Dù là tai nạn hy hữu, nhưng bất kỳ tình huống trớ trêu nào cũng có thể xảy ra đối với bé nên các ông bố bà mẹ không nên chủ quan.

Theo các bác sĩ, những gia đình có trẻ nhỏ cần tránh để trẻ chơi hoặc nằm ngủ ở các vị trí dễ bị nạn như chân cầu thang hoặc dưới các kệ có đặt đồ đạc ở bên trên.

Dù là tai nạn hy hữu, nhưng bất kỳ tình huống trớ trêu nào cũng có thể xảy ra đối với bé nên các ông bố bà mẹ không nên chủ quan. Ảnh minh họa/VnExpress

Các tình huống gây tai nạn cho bé có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu, cho dù bố mẹ tắm cho con trong bồn tắm em bé, bồn tắm thông thường, hay cả chậu rửa, bố mẹ tuyệt đối được bỏ con lại một mình. Chỉ cần một giây phút lơ là, bé có thể gặp tai nạn do bị lật ngược hoặc bị trượt ra khỏi ghế tắm của mình.

Các vị trí nguy hiểm trong nhà đối với bé nữa là nhà bếp, ổ điện cầu thang, cửa sổ... hay các đồ nội thất hoặc các vật nặng, dễ vỡ...
Khi có trẻ nhỏ trong nhà, bố mẹ nên di dời các vật như khung ảnh, lọ hoa, tượng gốm sứ ra xa khỏi khu vực giường nôi của bé nhằm phòng tránh trường hợp những vật này vô tình rơi vào người của bé.

Trong cách đi dứng khi đang bế trẻ nhỏ cũng hết sức chú ý, bởi khi bạn bế con trên tay, chỉ một cú vấp ngã cũng có thể trở thành thảm họa.

Còn nhớ cách đây không lâu, chị H. (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) từng chia sẻ, vào một buổi trưa chi ru con ngủ trên võng, vì con đã ngủ say, chị ẵm con đứng lên để đặt con vào nôi cho bé ngủ. Do vội vàng nên chân của chị đã vấp phải chính chiếc võng khiến hai mẹ con ngã sõng soài ra nền nhà khiến bé khóc thét lên.

Quá hoảng sợ chị vội ôm con đi bệnh viện chiếu chụp, nhưng rất may bé chỉ bị chấn thương phần mềm, gần tháng sau thì bé hết đau. Tuy nhiên, ngoài nỗi đau về thể xác, thì nỗi đau về tinh thần cũng rất quan trọng. Cả một thời gian dài, em bé nhà chị H. luôn hoảng sợ sau cú ngã, bé không chịu ngồi lại chiếc võng vừa bị ngã và hay giật mình, khóc thét khi ngủ khiến chị ân hận vô cùng.

Cũng theo chia sẻ của chị H. để ngăn ngừa việc té ngã, bố mẹ hãy chọn những tấm thảm bám sàn, đặc biệt là không để đồ lộn xộn dưới đất khi trong nhà có trẻ nhỏ.

Minh Sang

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:

[mecloud]AyvGwrQGB5[/mecloud]