Dòng sự kiện:

Tức điên vì con cố tình phớt lờ lời cha mẹ

23:27 06/08/2015
Sóc năm nay 4 tuổi nhưng không bao giờ tự giác. Bất kỳ việc gì cha mẹ cũng phải nhắc 2 đến 3 lần.
Có khi mẹ nhắc bé thu dọn đồ chơi đến vài lần nhưng bé phớt lờ không để ý thậm chí không thèm quay lại nhìn mẹ. Chỉ tới khi mẹ hét lên hoặc bố cầm roi đánh thì bé mới làm. Nhưng chuyện này tái diễn liên tục.

Ở tuổi mẫu giáo, bé bắt đầu trở nên độc lập hơn và bé ngày càng phản ứng rõ rệt với những điều bé không muốn nghe. Vì thế, trước hết bố mẹ đừng tỏ ra khó chịu nếu con phớt lờ lời nói của mình.

Hãy chắc là bé đang tập trung

Đây là điều đặc biệt đúng với trẻ nhỏ, vì trẻ dễ mất tập trung. Hãy ngồi xổm để ngang tầm với con và có sự giao tiếp mắt trước khi nói với con. Nhẹ nhàng nâng cằm con để con nhìn bạn, sau đó nói điều bạn muốn (nhớ là đừng sử dụng các câu mở đầu bằng "Con", "Nếu" "Tại sao"). Khi bé nhìn vào mắt bạn thì mới bắt đầu nói. Nếu bạn có thể sử dụng các tín hiệu cơ thể, chẳng hạn như chạm tay lên vai bé,  xoay mặt bé đối mặt với bạn hay nhẹ nhàng lấy hai tay ôm mặt con... thì càng hiệu quả hơn.

Nếu con bạn có vẻ có vấn đề về lắng nghe và việc này lặp đi lặp lại, nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bé có thể gặp vấn đề về khả năng nghe hoặc một bệnh lý khác.

Nói nhẹ nhàng, đừng to tiếng

Thực tế, khi nói thì thầm yêu cầu có khi lại hiệu quả hơn là nâng âm lượng. Khi bố mẹ nói mềm mỏng, âm điệu đầy yêu thương, trẻ thường cảm thấy an toàn và dường như dễ dàng ngừng lại và lắng nghe.

Nguyên tắc 10 giây

Bạn nên chỉ nói những gì bạn muốn với con trong ít hơn 10 giây, nếu không bạn có thể nói quá nhiều và chỉ phí thời gian, khi sự chú ý của con bạn không kéo dài.

Yêu cầu rõ ràng và thực tế

Bạn nên đưa yêu cầu cụ thể và mạch lạc. Tránh nói: “Dọn phòng của con đi” vì nó quá mơ hồ, vượt quá khả năng của một bé mẫu giáo. “Bỏ giày của con vào tủ giày nhé” sẽ gần gũi với bé hơn. Và thay vì nói: “Sắp đến giờ ăn trưa”, bạn thử yêu cầu bé đi rửa tay và ngồi vào mâm cơm. Thay vì nói: “Giúp mẹ dọn bàn nào”, có thể hướng dẫn con bê bát bẩn bỏ vào bồn rửa bát.

Đơn giản hóa yêu cầu của bạn

Ở tuổi mầm non, các bé phản ứng tốt nhất với những chỉ dẫn không nhiều hơn 2-3 bước: “Lên phòng, tìm tất của con rồi mang xuống cho mẹ” hoặc “Mang cho mẹ cái áo bẩn; sau đó vào phòng tắm rửa tay”.

Vài phút cảnh báo

Khi bạn muốn bé ngồi vào mâm cơm mà bé lờ đi, hãy cho bé 2 phút sẵn sàng. Điều này cũng nên áp dụng khi chuẩn bị ra khỏi nhà hay làm việc gì đó.

Động viên đúng cách

Động viên là cách hợp lý để bé tuân thủ yêu cầu của bạn. Hãy nói: “Tôm, mẹ rất tự hào vì con biết đi giày” hoặc “Con ngoan vì đã nghe lời mẹ”. Hoặc: “Nếu con cất ô chữ vào giỏ, chúng ta sẽ đi công viên” nhưng tránh nói phủ định, đe dọa.

Dùng cách thay thế từ “không”

Nếu bạn lờ đi lời của bạn, có thể do bé phải nghe những từ “không” quá nhiều từ bạn. “Không, không đá bóng trong bếp”, chẳng hạn, vậy sao bạn không nói: “Ra sân đá bóng nhé”. Và thay vì nói: “Không ăn kẹo nữa”, là: “Con có thể ăn táo hay kiwi” hoặc “Con sẽ ăn kẹo sau bữa trưa”. Khi bạn cho bé lựa chọn là bạn giúp bé thấy lời Nói của cha mẹ đáng để nghe hơn.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin