Túi sữa đổi màu khi con bị bệnh khiến bạn nhận ra sữa mẹ thật kỳ diệu
Sữa mẹ chuyển từ trắng sang vàng chỉ sau một đêm.
Đêm ngày 11/2, cô nhận ra trong đêm, con cô hắt hơi, xổ mũi và hơi sốt nhẹ. Sau khi cho con bú xong và đi ngủ, cô chợt cảm thấy có một cơn rùng mình ớn lạnh như bị cảm.
Sáng ôm sau, như thường lệ, sau khi con bú xong, cô hút phần sữa còn lại để trữ đông. Lúc đầu, cô không hề nhận ra sự khác biệt.
Tuy nhiên, sau 3 ngày kiểm tra lại các túi sữa, người mẹ này phấn khích nhận ra sau đêm con bị ốm nhẹ, sữa của cô đã chuyển sang màu vàng giống hệt sữa non trong những ngày đầu mới sinh con là đặc sệt, vàng óng, chứa nhiều kháng thể và bạch cầu.
"Thật tuyệt vời, cơ thể con người chưa bao giờ hết làm tôi kinh ngạc", cô Mallory thốt lên.
Cô Mallory và con gái.
Câu chuyện của bà mẹ trẻ ở Mỹ đã truyền cảm hứng và niềm tin tuyệt đối cho hàng triệu phụ nữ trên thế giới đang nuôi con bằng dòng sữa của mình.
Cách đây vài năm, trong một báo cáo tổng kết về "sữa mẹ và sự biến đổi của các thành phần trong sữa mẹ phù hợp với em bé", Hiệp hội Miễn dịch học Clinical & Translational Australia cho biết, khi cho con bú, việc đứa trẻ bị ốm sẽ kích thích phản ứng nhanh chóng tạo bạch cầu và kháng thể trong sữa mẹ. Đây là một quá trình trao đổi chặt chẽ, chỉ có trong những trường hợp bú mẹ hoàn toàn. Đối với những trẻ vẫn dùng sữa mẹ nhưng thông qua hút sữa, nhận thấy lượng bạch cầu trong sữa mẹ ít hơn và ít có sự thay đổi hơn.
Theo các chuyên gia, sữa mẹ là một dạng chất lỏng cực kì phức tạp và "năng động" có thành phần thay đổi thường xuyên mà khoa học gần như khó nắm bắt được.
Nồng độ các chất miễn dịch trong sữa mẹ và các chất dinh dưỡng hầu như không ổn định.
Sữa non trong tuần đầu sau khi sinh và sữa khi trẻ đã lớn hơn đều có thành phần, liều lượng tăng giảm khác nhau.
Ở thời kì đầu, trẻ phát triển mỡ và cơ, sữa mẹ giàu chất béo và protein, các bé trong thời kì này nhìn rất bụ bẫm.
Lúc trẻ bắt đầu mọc răng, thành phần sữa mẹ tăng canxi và tự điều tiết giảm những thành phần khác, bé lúc này phát triển hệ xương và cơ, ít mỡ hơn.
Thậm chí, khi phát hiện các dấu hiệu ốm sốt của trẻ khi tiếp xúc cho con bú, sữa mẹ tự điều tiết tăng bạch cầu cùng các kháng thể chữa bệnh cho con một cách tự nhiên.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn không thể nào mô phỏng được hoàn toàn một công thức sữa nào giống hay gần giống sữa mẹ.
Vì vậy, các chuyên gia luôn đưa ra lời khuyên là nuôi con bằng sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em. So với hút sữa và bú bình, việc cho con bú trực tiếp sẽ khiến cho cơ thể mẹ điều tiết dinh dưỡng tốt hơn, sát với nhu cầu cơ thể của con nhất.
Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]BmxGEuq5jB[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua