Tuổi thơ bị hủy hoại vì chẩn đoán nhầm HIV
Suthida Saengsumat sống tại tỉnh Roi-et, Đông Bắc Thái Lan. Cô đã nhận thông báo là bị nhiễm HIV sau khi được giáo viên đưa đi xét nghiệm 12 năm trước.
Thời điểm đó, bố cô đã chết vì AIDS còn mẹ thì bị dị ứng nghiêm trọng. Suthida không được xét nghiệm lần thứ hai và bắt đầu dùng thuốc kháng virus hàng ngày.
Suthida Saengsumat
Cánh cửa tương lai khép chặt lại với cô bé đáng thương bằng sự kỳ thị, xấu hổ. Cô từng có ước mơ lớn lên làm bác sĩ nhưng đã phải nghỉ học giữa chừng vì không chịu nổi sự cô lập, bạn bè ghẻ lạnh và xa lánh. “Đêm nào tôi cũng khóc một mình. Không có khoản tiền nào có thể bù đắp lại với những gì tôi đã mất”, Suthida chia sẻ.
Sau khi kết hôn, mặc dù sử dụng biện pháp tránh thai, cô đã mang thai và sinh con đầu lòng cách đây 5 năm. Sau khi kết quả xét nghiệm HIV của con mình là âm tính, Suthida quyết định làm xét nghiệm cho mình. Kết quả cho thấy, chị không có virus HIV.
Vẫn nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, hôm 2/6, Suthida đã xét nghiệm lại sau 1 tuần tại Trung tâm Nghiên cứu AIDS - Hội Chữ thập đỏ Thái Lan (TRC-ARC). Bác sĩ Praphan Phanuphak - Giám đốc TRC-ARC khẳng định đây là kết quả chắc chắn cho thấy Suthida không nhiễm HIV.
12 năm sống trong sự kỳ thị và mặc cảm, cô Suthida Saengsumat vỡ òa vui sướng với kết quả xét nghiệm âm tính.
Xét nghiệm kết quả HIV
Kết quả xét nghiệm này cho cô sự tự tin có thể ngẩng cao đầu, chấm dứt những ánh nhìn soi mói, lời nói miệt thị mà mọi người đã dành cho cô.
Cô nói với phóng viên báo Bangkok Post: “Hai con của tôi giờ sẽ không phải xấu hổ hoặc trốn tránh người khác vì tôi không phải là người có HIV”.
Suthida đang làm đơn kiện Bộ Y tế Thái Lan. Tuy nhiên, tên của bệnh viện và bác sĩ liên quan đến trường hợp của Suthida không được truyền thông Thái Lan tiết lộ.
Suthida Saengsumat bật khóc vì xúc động với xét nghiệm âm tính với HIV.
Bà Preeyanant Lorsermwattana, Chủ tịch mạng lưới những người bị ảnh hưởng bởi sự sơ suất y tế của Thái Lan cho biết trong thực tế đã xảy ra một vài trường hợp bị chẩn đoán sai tương tự.
Trước đó, một y tá tại Phuket do chẩn đoán nhầm nhiễm HIV nên phải uống thuốc chống virus trong 4 năm và mất cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Nữ y tá này cuối cùng đã giành chiến thắng sau khi kiện bác sĩ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đang chuyển dạ, hoảng hồn vì thông báo ‘phản ứng với HIV’
- Phút ám ảnh của nữ sinh tố bị rạch đùi phải uống thuốc phơi nhiễm HIV
- Học sinh bào chế thuốc cho người nhiễm HIV với giá rẻ gấp ngàn lần
- Hy hữu: Vợ nhiễm HIV mà chồng vẫn âm tính
- Bé trai 11 tháng bị bố tiêm HIV vào người và điều bất ngờ sau 24 năm
- Người đầu tiên được chữa khỏi virus HIV trong lịch sử
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua