Dòng sự kiện:

Tuyệt chiêu hiệu quả mẹ giúp con thoát khỏi bạo lực học đường

14:27 14/02/2016
Cha me nên cho trẻ lên tiếng, khuyến khích con nói dũng cảm đối diện với nó. Đó cũng là để dạy cho bé biết cách tự bảo vệ mình, đấu tranh với cường quyền

 

  

Cho dù bạn có đồng ý hay không thì việc bắt nạt hay chọc ghẹo nhau là một thực tế cuộc sống trước khi trưởng thành của trẻ. Việc trẻ con đánh nhau tuy không hiếm nhưng ở từng trường hợp cụ thể thì vẫn khác nhau.

Nếu con bạn thường xuyên bị một vài bạn nào bắt nạt và có dấu hiệu mặc cảm, tự ti thì cha mẹ không thể khoanh tay đứng nhìn. Đa phần những đứa trẻ bị bạn bắt nạt tại lớp, tại trường không dám kể lại mọi việc với cha mẹ. Thường thì các em cố giấu giếm hoặc thậm chí là nói dối về những thương tích trên cơ thể. Nguyên nhân của hành động này có thể là do các em sợ bị bạn trả thù, tẩy chay hoặc bản thân các em chưa tin tưởng vào bố mẹ, thầy cô hay bất kỳ ai có thể giúp đỡ mình vượt qua khó khăn.

Cha mẹ cần gần gũi con để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể đang bị bắt nạt ở trường, giúp con có giải pháp tháo gỡ khó khăn của mình.

Dạy con im lặng, chịu đựng khi bị bắt nạt sẽ khiến trẻ ngày càng sợ hãi, thu mình và lầm lì

Có một câu chuyện thế này.

Một hôm người mẹ đi ngang khu công viên trước nhà, phát hiện con mình đang bị mấy đứa trẻ trong xóm bắt nạt. Vậy ra đó là lí do mà ngày nào đi về con không tím chân thì tím tay. Mẹ hỏi thì cậu bé lại trả lời là bị ngã.

Người mẹ lập tức chạy đến can ngăn rồi đưa con về nhà. Phải tâm sự một hồi lâu, cậu bé mới kể lể với mẹ: “Một lần thấy mấy đứa đang chơi, con xin vào chơi cùng. Nhưng chúng nó không cho, thằng DongDong còn nhảy ra đẩy con nữa. Con sợ lắm. Lần nào con ra đó chơi chúng nó cũng đánh”.

Nghe xong câu chuyện, người mẹ nghiêm túc nói với con: “Nếu như vậy thì đó không phải là những người bạn thực sự mà con cần. Con có thể tìm bạn khác để chơi. Nhưng con cũng phải để cho các bạn đó biết rằng con không hèn nhát và run sợ chúng. Con có thể đánh trả nếu các bạn đó đánh con. Thậm chí hãy thách thức chúng thi chạy. Ai nhanh hơn sẽ là người chiến thắng. Không phải con chạy rất giỏi sao. Con cần chiến thắng một lần”.

Ảnh minh họa

“Nhưng cô giáo dạy không được đánh nhau”, cậu bé tròn mắt hỏi mẹ.

“Cô giáo sẽ không giận con đâu. Nếu con dám đánh chúng một lần, sau này mấy bạn đó sẽ không dám bắt nạt con nữa”, người mẹ dứt khoát nói.

Cậu bé được mẹ khích lệ, gật đầu đồng ý. Ngay tối hôm đó, cậu bé theo mẹ ra khu công viên chơi. Đến nơi, hai mẹ con thống nhất là mẹ chỉ đứng xa để nhìn, cậu bé một mình vào đó.

Những đứa trẻ kia thấy cậu bé xuất hiện liền chạy lại vây quanh. Cậu bé khi thấy DongDong đến trước mặt mình, đã dành thế chủ động đẩy cậu ta ngã xuống và dõng dạc nói: “Chúng mày đều là những đứa hư. Tao không thèm chơi với chúng mày nữa”. Nói xong cậu bé quay sang cười với mẹ như muốn kể chiến công.

Quả thực cách làm đó rất hiệu nghiệm. Nhìn thấy thái độ cứng rắn của cậu bé, những đứa trẻ khác dần tản ra.

Cậu bé tiếp tục ra giọng thách thức: “DongDong, thi chạy đi. Nếu tớ thắng, tớ sẽ được chơi ở đây”.

DongDong chấp nhận và bọn trẻ đã chạy thi trong tiếng hò hét, cổ vũ của những bạn nhỏ xung quanh.

Cậu bé đã dành chiến thắng và hớn hở chạy về phía mẹ như một anh hùng.

Khi thấy con bị bắt nạt, nhiều cha mẹ nghĩ ngay tới chuyện chuyển trường, chuyển lớp cho con. Tuy nhiên đây không phải là một cách làm hoàn hảo. Cách tốt nhất nên làm là cha mẹ nên dạy con đối mặt với vấn đề này. Cha me nên cho trẻ lên tiếng, khuyến khích con nói về điều này và dũng cảm đối diện với nó. Đó cũng là để dạy cho bé biết cách tự bảo vệ mình, đấu tranh với cường quyền. 

Hương Dương (Theo Sohu)

Nguồn: Gia đình Việt Nam