Tuyệt đối không tiêm vắc xin ComBE Five cho trẻ có biểu hiện dưới dây
Sau một thời gian tiến hành tiêm vắc xin ComBE Five (thay thế vắc xin Quinvaxem) cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi tại 12 tỉnh trên toàn quốc, Bộ Y tế đã ghi nhận một số trẻ có phản ứng sau tiêm chủng như trẻ quấy khóc, sốt cao, tím tái.
Đặc biệt, tại tỉnh Nam Định đã ghi nhận hai trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm loại vắc xin mới này. Tuy nhiên, qua quá trình làm rõ, Bộ Y tế khẳng định hai trẻ tử vong không liên quan đến vắc xin ComBE Five.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1/2019 Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm đại trà vắc xin ComBE Five trên toàn quốc tại 11.000 điểm tiêm chủng. Được biết, vắc xin này tiêm phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Vắc xin ComBE Five sẽ được tiêm đại trà bắt đầu từ năm 2019 trên toàn quốc.
Trước khi đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và thực hiện tiêm trên toàn quốc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có hướng dẫn chi tiết về những đối tượng không hoặc hoãn tiêm vắc xin Combe Five cũng như các bước theo dõi sau tiêm vắc xin này tại nơi tiêm và tại nhà.
Không tiêm chủng vắc xin cho những trường hợp:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib như:
+ Sốt cao trên 39°C trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm vắc xin.
+ Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.
+ Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.
Tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ khi đang sốt cao, suy hô hấp, tuần hoàn.
+ Khóc dai dẳng trên 3 giờ… trong vòng 1 ngày sau tiêm vắc xin.
+ Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)
Tạm hoãn tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp:
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
- Cân nặng dưới 2000 gram
- Tư vấn trước tiêm chủng
Trước khi tiêm cán bộ tiêm chủng cần phải giải thích rõ những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm,… sẽ hết sau khi tiêm 1- 3 ngày.
Sau khi tiêm chủng cán bộ y tế phải hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ.
Cán bộ tiêm chủng cần hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
- Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
- Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
- Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.
- Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
- Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm…thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
- Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
- Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ
- Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:
- Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ,...
- Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch
- Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h
- Da nổi vân tím, chi lạnh
- Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú
- Co giật
- Phát ban
Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc ở nhà. Khi dùng thuốc cần phải theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Hàng chục trẻ phải nhập viện sau khi tiêm vắc xin ComBE Five
- Thay thế vắc xin Quinvaxem bằng ComBE Five trên toàn quốc vào cuối năm nay
- 'Giải nhiệt cơn khát' vắc xin 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua