Ung thư ác tính vì... phơi nắng
Một nghiên cứu thuộc SCF đã nghiên cứu gần 8.800 người trong vòng 20 năm tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xuất hiện khối u ác tính gây ung thư da ở trẻ em, từ 15-20 tuổi, tăng 8% so với các đối tượng khác.
Cháy nắng là nguyên nhân gây ung thư da ở trẻ em.
Theo nghiên cứu, những người trẻ tuổi bị cháy nắng ở mức độ nặng như: đỏ lựng da, rộp da thì có nguy cơ mắc 2 loại bệnh ung thư da là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vây, và tăng nguy cơ mắc khối u ác tính. Cứ 10 người thì có 1 người người cháy nắng, và có nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ở độ tuổi 15- 20 tuổi.
Dấu hiệu xuất hiện trên da ban đầu là những vết bỏng nắng, đỏ, rát sau một thời gian có thể tạo thành vế rộp đỏ. Triệu chứng này thường gặp ngay sau khi đi nắng, tùy thuộc vào cường độ của nắng mà triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ. Đối với những trường hợp nhẹ, da có thể bị trong bóc và thay lớp da khác trong một thời ngắn. Triệu chứng nặng thường gây rát, chảy máu, mụn nước bị vỡ. Trường hợp này có thể gây ung thư da.
Kết quả của cuộc ngiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention vào tháng 6 năm ngoái.
Mới đây, 4 học sinh tại trường Nghệ thuật Thị giác Buile Hill ở thành phố Salford, Anh phải nhập viện để điều trị vì bỏng nặng dưới ánh nắng mặt trời sau chuyến tham quan do trường học tổ chức tại Tây Ban Nha hôm 12/7 vừa qua. Nhóm học sinh từ 13- 15 tuổi. Trong đó, một nam sinh 15 tuổi, Connor Pritchard, bị bỏng nặng, nổi những vết bỏng giộp ở lưng, cánh tay, và vai. Sau đó, em được chuyển vào bệnh viện để điều trị đặc biệt.
Nam sinh 15 tuổi bỏng nặng vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Theo báo cáo, nhóm học sinh tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời mà không sử dụng xem chống nắng. Vì những vết bỏng quá nặng, hiện một số em học sinh chưa thể quay lại trường học.
Trong những năm gần đây, báo cáo về số lượng trẻ em bị cháy nắng, ung thư da ngày càng tăng cao. Kiến thức về bệnh ung thư da thường được nhiều người trưởng thành quan tâm, nhưng phần lớn trẻ em không biết về bệnh ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc thực hiện các hiện pháp phòng chống thường không hiệu quả. Hơn 70% thanh thiếu niên không có thói quen sử dụng kem chông nắng, nhất là nam giới.
Để phòng ngừa ung thư da cho trẻ em, việc đầu tiên các mẹ cần làm là bổ sung kiến thức về tác hại của ánh nắng mặt trời, cách phòng chống bệnh ung thư da. Ngoài ra, các mẹ cần nhắc nhở con em mình hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là nắng mặt trời vào buổi trưa, thoa kem chống nắng, mặc áo dài, đeo kính trước khi đi ra ngoài.
Nguyễn Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]GaUk3J4UQE[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua