Ung thư vì bảo quản sai cách khoai tây, hành và tỏi. Chúng ta vẫn làm sai mà không biết
Hành và tỏi
Không để tủ lạnh, không rửa (chỉ khi nào dùng mới rửa), có thể bảo quản trong túi giấy, tránh để chung và gần với khoai tây (có thể sinh ra chất gây buồn nôn khi ăn) và để nơi tránh ánh sáng (có thể gây vị đắng hơn).
Khoai tây
Mua về không nên rửa, dùng khăn giấy lau sạch bụi cát, để vào túi giấy để bảo quản, nơi thoáng mát, không ánh sáng, không để gần hành tỏi, táo, chuối vì sẽ sinh ra chất độc ở những mầm xanh trên vỏ gây ung thư.
Không nên để khoai tây, hành, tỏi, chuối cạnh nhau.
Măng tây
Giàu kali và những vitamin nhóm B giúp cho sự tăng trưởng của các bé, bảo quản măng tây là nên cắt 1 đoạn gốc măng tây, cắm vào ly nước, phần ngọn dùng bao ni long quấn quanh, bảo quản trong 4 ngày. Khi dùng thì cắt bỏ đoạn nhúng vào nước.
Cà rốt
Cắt bỏ phần ngọn màu xanh (lá ) của cà rốt và nên bảo quản trong ngăn kéo trong tủ lạnh. Đối với dạng cà rốt mà đã luộc và cắt dạng thanh que (cho bé cầm ăn) thì cho vào 1 cái chén nhỏ với 1 ít nước bên trong, bảo quản và thay nước thường xuyên (2-3 giờ lần), nên dùng trong 24 tiếng trở lại.
Chuối
Nên bẻ từng trái ra khỏi nãi cuối, quấn phần gốc của mỗi trái chuối với ni long, và bảo quản nơi thoáng mát. Khi cuối chín thì có thể giữ lạnh và ăn trong 3 ngày là tốt nhất.
Nấm
Có thể giới thiệu tuần thứ 6 ăn dặm. Nấm mua siêu thị về, lấy ra khỏi bịt ni-lông, và không nên rữa bằng nước. Các bạn nên dùng 1 khăn giấy (hoặc miếng vải mềm sạch) lau sạch bụi bặm (cát đất) trên nấm. Rùi sau đó bảo quản nấm trong túi giấy, đóng kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tốt nhất là trong 7 ngày.
Tóm lại, bảo quản rau củ quả là một việc quan trọng để giúp chúng luôn tươi (đủ độ ẩm cho các enzym hoạt động), tránh thất thoát những chất dinh dưỡng (VD vitamin A và nhóm B), và tránh dễ hư và tạo những chất gây khó chịu tiêu hóa bé. Phần lớn do thói quen ít để ý mà cha mẹ thường bảo quản không đúng các loại rau củ quả.
2 nguyên tắc cần nhớ
Nguyên tắc 1: Đừng để chung rau củ và quả, cho chúng vào 2 ngăn khác nhau.
Nguyên tắc 2: Rau cho lá thân không nên để vào nilon kín, nên chọn tạo những lỗ thở để nó tiếp tục hô hấp. Không buộc dây lên thân các loại rau, làm tắt vận chuyển chất dinh dưỡng của chúng, giúp sự phát triển vi khuẩn nhanh hơn (bé ăn nhằm những rau này sẽ đi phân lỏng, màu đen và có biểu hiện nhiễm tạp khuẩn).
Theo Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua