Dòng sự kiện:

VĐV Olimpic thế giới cũng sống... khổ không kém Hoàng Xuân Vinh

19:29 11/08/2016
Tôi nhớ tự hỏi mình: “Mình đang làm gì thế này? Mình chẳng có nghề gì, mình không học tập gì. Mình không có kinh nghiệm gì để làm việc,” Abood kể.

VĐV Canada tự chịu gánh nặng tài chính

Việc VĐV Hoàng Xuân Vinh thiếu đạn, phải tập bắn chay làm nhiều người Việt kinh ngạc với cách đối xử với VĐV quốc gia của chúng ta. Nhưng nếu nhìn ra thế giới, tình trạng cũng... không hơn gì.

Ở làng vận động viên ở Rio bạn thường dễ gặp hơn những người như vận động viên Canada Donna Vakalis. Để tranh giải 5 môn phối hợp, cô tập ít nhất 30 giờ một tuần về đấu kiếm, bắn súng, bơi, cưỡi ngựa và chạy việt dã. Và khi không tập thì người phụ nữ 36 tuổi này theo học bằng tiến sỹ ngành xây dựng ở trường đại học Toronto và làm một số nghề để hỗ trợ giấc mơ Olympics của mình.

Cô ước tính chi phí rèn luyện thi đấu 5 môn phối hợp phải khoảng 39.000 USD một năm. Tuy nhiên do môn này ít được khán giả Canada xem (và bị Hội Đồng Olympic Quốc Tế xếp hạng thu nhập thấp nhất) nên có sự thiếu hụt về tài trợ giữa khoản tiền hỗ trợ của Chính Phủ mà cô nhận được (3.450 USD năm ngoái) với khoản tiền cô cần trang trải.

Vakalis nói rằng đội tuyển quốc gia chi gần hết số tiền cho huấn luyện viên và điều kiện luyện tập đối với nhiều môn thể thao Olympics nhưng với 5 môn phối hợp thì không. “Chúng tôi tự trả tiền cho huấn luyện viên, tiền cho việc vào tập ở trung tâm thể thao, tiền cho vật lý trị liệu và mát xa, nghĩa là phải chịu gánh nặng tài chính cao hơn,” cô nói.

Vì thế Vakalis phải góp nhặt các khoản tiền từ các công việc làm thêm như trợ giảng, trợ lý nghiên cứu, nói chuyện tạo nguồn cảm hứng tại các hội nghị và làm video cho một kênh YouTube bậc đại học. Cô cũng làm đơn xin kinh phí vận động viên (nhiều nhất có thể được cấp là 4.620 USD) và tạo ra cuộc vận động quần chúng góp tiền, như trang “đăng ký vận động viên” để những người ủng hộ mua giúp đồ thể thao cho cô như thể người ta giúp vật dùng cho gia đình cho người mới cưới.

Không chỉ riêng Vakalis ở tình thế khó khăn về tài chính. Một báo cáo mới đây cho biết các vận động viên hàng đầu Canada chi tiêu hàng năm 14,920 đô la Canada (11.395 USD) nhiều hơn tiền mà họ thu được về thể thao do liên bang và tỉnh tài trợ, với 20% số vận động viên mắc nợ với số tiền trung bình là 40.000 đô la Canada. Các vận động viên Olympics Canada mắc nợ tổng cộng một năm là 27,5 triệu đô la Canada. Các gia đình vận động viên ở Mỹ trước đây phải nộp đơn xin bảo hộ khi bị phá sản do nợ nần do chi phí khi tập luyện, đi lại và các khoản khác khác lên quá cao.

Hiện có hơn 100 người hy vọng thăng tiến ở Olympics từ Mexico đến Libya hiện dùng trang mạng GoFundMe để vận động xin tài trợ từ quần chúng. Và có con số lớn bất ngờ những vận động viên đã tập luyện để thi đấu ở Rio nhưng đồng thời làm các nghề không liên quan tới thể thao.

Vay tiền, quyên góp để đi thi Olimpic

Những vận động viên Olympics này có thể sẽ rời Rio trong một vài tuần tới với tên tuổi của những người nổi tiếng tạm thời của thế giới, nhưng nhiều người trong số họ đến Rio như những người bình thường với các khoản nợ khủng khiếp.

Vận động viên bơi lội người Úc Matthew Abood chỉ thiếu 0,02 giây để đủ điểm dự Olympics London 2012. Không những anh bị vỡ mộng mà đột nhiên chính phủ Úc ngưng ngay tài trợ cho anh.

“Tôi nhớ tự hỏi mình: “Mình đang làm gì thế này? Mình chẳng có nghề gì, mình không học tập gì. Mình không có kinh nghiệm gì để làm việc,” Abood kể lại. Do vậy anh đã tiếp cận Ngân Hàng Thịnh Vượng Chung của Úc với một “kế hoạch 4 năm” để không những quay trở lại con đường tới Rio mà còn để có được một nghề hỗ trợ cho việc tập luyện.

Abood đã làm việc khoảng 2 ngày một tuần trong 4 năm qua với tư cách là nhà phân tích phát triển kinh doanh cho ngân hàng này. Anh nói thu nhập ổn định này giúp tài trợ cho chế độ tập luyện để đưa anh, hiện 30 tuổi, tới được Rio. Anh sẽ thi 2 môn, bơi tự do 50 m và bơi tiếp sức tự do 4x100.

Ước mơ lớn, thực tế khắt khe

Không giống các vận động viên ở phần lớn các nước khác, vận động viên Mỹ không được chính phủ liên bang hỗ trợ. Thay vì thế, họ dựa vào sự hỗ trợ gián tiếp từ tài trợ của tư nhân cho môn thể thao mình theo đuổi và khối tư nhân chọn để bảo trợ.

Quỹ Vận động viên Mỹ (một cơ quan quản lý tiền quyên theo môn thì đấu đã cấp cho các vận động viên Rio Olympics 150.000 USD) với ước tính rằng tiền thanh toán trực tiếp cá nhân của vận động viên cho việc huấn luyện, thiết bị và đi lại tới các sự kiện trên khắp thế giới có thể trong khoảng từ 12.000 USD đến 120.000 USD một năm, tùy theo môn thể thao. Nhưng họ nói rằng chỉ 10% của tổng tiền chi tiêu của Ủy ban Olympics Hoa Kỳ là hỗ trợ trực tiếp cho các vận động viên.

Ủy ban Olympics Hoa Kỳ (một tổ chức nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn tham gia thi đấu và giám sát đoàn thể thao Mỹ) nói 72% thu nhập của họ là chi tiêu cho vận động viên và tạo lập chương trình, nhưng họ không trả lời câu hỏi của BBC Capital muốn biết rõ trong số tiền đó thì phần tiền trực tiếp chi cho vận động viên là khoản nào.

“Tiền không được chuyển tới các vận động viên ở mức cần thiết để họ có thể sống đầy đủ, có xe ô tô, mà không phải sống tháng nào biết tháng đó,” Augie Wolf, một cựu vận động viên đẩy tạ và người sáng lập Quỹ Vận động viên Mỹ, nói. Ông nói rất nhiều vận động viên Olympics hàng đầu của Mỹ sống chật vật, xin tiền, đi vay tiền và phụ thuộc vào sự hào phóng của những người khác.

“Nhiều vận động viên Mỹ chung với nhau, ở với 3 vận động viên khác trong một căn hộ 2 phòng ngủ,” ông nói. Quỹ Vận động viên Mỹ tập trung hỗ trợ tài chính vào các môn điền kinh mà ở đây 50% vận động viên trong số 10 người hàng đầu của đất nước ở môn thể thao của họ chỉ nhận dưới 15.000 USD hàng năm từ thể thao, theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Vận động viên Điền Kinh.

Những người mà nghiệp thể thao của họ không đủ tiền sống thì thường tìm một công việc linh hoạt về giờ giấc để làm khi rảnh rỗi vì lịch tập luyện bất thường và thường xuyên phải đi lại để thi đấu. Chẳng hạn, chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao Dick’s Sporting Goods đã phát động Chương Trình Người Thi đấu vào năm thuê 200 người thi đấu có triển vọng của Olympics và Paralympics vào làm ở khắp 106 cửa hàng ở Mỹ. Những vận động viên Olympics khác thì luyện tập khi làm việc tại các nơi như McDonalds, bán bất động sản hoặc khi ở trong quân đội Mỹ.

Cơ hội vàng

Mặc dù rất nhiều người lần đầu tiên là vận động viên Olympics gặp khó khăn để sinh sống khi được tuyển chọn đi Olympics, những năm gần đây tình hình có khả quan hơn, Mark Dyreson, sử gia thể thao và giáo sư môn vận động học của Pennsylvania State University, nói.

“Mãi tới những năm 1980 tính không chuyên là tiêu chuẩn tại Olympics và nếu bạn được tài trợ hoặc được trả tiền để tham gia vào môn thể thao của bạn thì bạn sẽ không hợp lệ.”

Ngày nay ta có những vận động viên Olympics triệu phú như Usain Bolt người Jamaica và vận động viên bơi Michael Phelps. Phelps có hơn 55 triệu USD theo trang mạng Celebrity Net Worth.

Đối với vận động viên trẻ, chỉ để tới được Olympics (không tính những người giành được huy chương để có được hợp đồng bảo trợ) đã là thử thách vô cùng gian nan. Không những đó là cam kết riêng tư nhiều năm ròng và cam kết tài chính mà đó còn là một việc đầu tư rủi ro mà không chắc có thu lại được gì hay không.

Cơ hội để làm ra tiền đối với nhiều vận động viên lần đầu tiên tới Olympics sẽ chỉ tới khi Thế vận hội kết thúc. Đó là lúc họ có thể chuyển sự nổi danh mới có thành cơ hội được tài trợ béo bở và gặt hái được vinh quang mà họ giành được tại Olympics này.

Theo Gia đình Việt Nam