Vén màn bí ẩn lớn nhất Ai Cập về Nữ hoàng Nefertiti

Ngày 23/11, Ai Cập tuyên bố sẽ khảo nghiệm thêm lăng mộ vua Tuttankhamun để tìm kiếm căn phòng bí ẩn. Các nhà khoa học nghi ngờ, nữ hoàng Nefertiti có thể được mai táng tại đây.
"Chúng tôi sẽ sử dụng dụng radar và công nghệ quét hồng ngoại để tìm kiếm căn phòng bí mật", ông Mamduh al-Damati, bộ trưởng bộ Giáo dục cho biết. Kỹ thuật này không gây ảnh hưởng tới hiện trạng hầm mộ. Kết quả thăm dò sẽ được công bố trong buổi họp báo tại Luxor ngày 28/11 tới.
Hồi tháng 7, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh thuộc đại học Arizona - Nicholas Reeves tuyên bố, mộ nữ hoàng Ai Cập Nefertiti nằm trong căn phòng bí mật liền kề ngôi mộ của con trai bà - vua Tutankhamun tại “Thung lũng các vị vua” (Luxor, miền Nam Ai Cập). Kết quả được đưa ra sau khi các nhà khảo cổ học tiến hành “quét” sơ bộ khu hầm mộ và nhận thấy có sự khác biệt về nhiệt độ giữa các phần khác nhau của bức tường nằm ở phía Bắc ngôi mộ.
Các nhà khoa học đang làm việc trong khu lăng mộ vua Tut
Khi sử dụng máy quét có độ phân giải cao, hiện lên hình ảnh hai buồng kín có thể là nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Nefertiti. Nếu đúng, đây sẽ là phát hiện quan trọng nhất thể kỷ, làm sáng tỏ bí ẩn lâu dài trong lịch sử Ai Cập và làm lu mờ cả sự kiện khám phá ra lăng mộ Tutankhamun..
Theo ông, Reeves, kiểu kiến trúc và kích cỡ của hầm mộ nơi chôn cất pharaoh Tutankhamun thích hợp cho một nữ hoàng hơn là một vị vua. Ông cho rằng, Tutankhamun qua đời đột ngột nên được chôn cất tạm thời trong lăng mộ vốn không phải dành cho nhà vua, mà cho mẹ ông, nữ hoàng Nefertiti.
Vua Tutankhamun qua đời năm 1323 trước Công nguyên. Lăng mộ còn nguyên vẹn của ông được Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh, phát hiện ở Thung lũng các vị vua năm 1922, với chiếc mặt nạ vàng nổi tiếng đặt trên khuôn mặt.
Vua Tutankhamun
Neferneferuaten Nefertiti sinh năm 1370 trước Công nguyên và mất năm 1340 trước Công nguyên. Bà kết hôn với pharaoh Akhenaten. Bà là một trong hai nhân vật nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập. Vị trí lăng mộ nữ hoàng Nefertiti là một trong những bí mật lớn nhất của ngành Ai Cập học.
Trước đây, các chuyên gia nhận định, có khả năng bà được chôn cất ở Amarna. Nguyên nhân là vì tiến hành thám sát tại đây, người ta đã tìm thấy bức tượng bán thân của bà năm 1912, ngoài ra, một xác ướp được tìm thấy năm 1898 hiện được bảo quản ở bảo tàng Ai Cập cũng được nghi ngờ là thi hài của Nefertiti.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, bà sống thọ hơn chồng nhưng đã đổi tên và có thể cai trị Ai Cập một thời gian ngắn.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Theo: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]Q5meJYQPsD[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua