Vì sao dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường?
Nơi ẩn nấp của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bạn không ngờ tới Lọ hoa trong nhà, hộp sữa bỏ quên góc đường sau cơn mưa cũng có thể trở thành nơi sinh sôi của muỗi vằn - loại côn trùng đang khiến gần 60.000 Việt mắc sốt xuất huyết.
Sáng 26/7, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay năm nay, dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm.
Thông thường dịch bệnh bùng phát vào mùa mưa, với nhiệt độ trung bình trên 20 độ C. Đây cũng chính là yếu tố khiến bệnh thường tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung.
Năm nay, mặc dù miền Bắc vẫn có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thấp (12,4%), nhưng lại gia tăng ở Hà Nội, đồng thời các ca bệnh rải rác ngay từ đầu năm.
Ông Phu cho rằng một phần nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua là mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình cao hơn các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.
Ông Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cũng nhấn mạnh hiện nhiều người dân có tâm lý chủ quan trong việc tiêu diệt muỗi, bọ gậy. Việc phun hóa chất chỉ có tác dụng nhất thời đối với đàn muỗi trưởng thành đang có nguy cơ gây dịch.
So sánh số người mắc và tử vong do sốt xuất huyết từ năm 2012 đến tháng 7/2017. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Khác với loại muỗi gây sốt rét thường đậu trên tường nên khi phun hóa chất trực tiếp lên tường sẽ có tác dụng tiêu diệt lâu dài (6 tháng), muỗi truyền sốt xuất huyết không đậu cố định, chúng bay khắp nơi, khó tiêu diệt triệt để.
Bên cạnh đó, TS Phu nhận thấy người dân có sự nhầm lẫn về loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và muỗi gây sốt rét (sống ngoài đường, bờ bụi), viêm não (sống ở chuồng trâu, chuồng bò). Muỗi vằn là loại chỉ ưa đẻ trứng ở những vùng nước sạch.
Do đó, nếu người dân chỉ chú trọng tiêu diệt bọ gậy ở các ao tù, cống nước, chỗ bẩn là một sai lầm. Thay vào đó, cần lưu ý làm sạch các vùng nước, dụng cụ chứa nước sạch ngay trong nhà như lọ hoa, cốc nước, chạn bát, thậm chí ống nước.
Đặc biệt, muỗi vằn đốt người là con cái, chỉ đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường trú đậu ở các góc tối, trên quần áo, chăn màn và các đồ dùng trong nhà. Tránh bị muỗi đốt và diệt bọ gậy là cách hữu hiệu và cần đẩy mạnh để kiểm soát dịch bệnh.
Theo ông Phu, sốt xuất huyết lưu hành tại 128 nước, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Khu vực Đông Nam Á có tới 7/10 nước lưu hành dịch sốt xuất huyết.
Tại nước ta, tình hình dịch bệnh đã giảm trong những năm gần dây, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 56,7%; thấp hơn so với một số nước và tỷ lệ tử vong là 0,029% thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực.
Thêm bệnh nhi chết vì sốt xuất huyết Bà Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bé A.T (8 tuổi, trú tại tổ 4, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) tử vong tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do sốt xuất huyết. Bệnh nhi này dương tính với sốt xuất huyết trên nền bệnh cảnh là có tình trạng nhiễm khuẩn vì bạch cầu máu rất cao. “Đây là ca tử vong có bệnh lý phối hợp giống như trường hợp SXH đầu tiên tử vong tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ca tử vong này có vi khuẩn gram âm đường ruột. Trường hợp thứ hai tử vong là mắc sốt xuất huyết kết hợp với cao huyết áp dẫn tới xuất huyết não và tử vong. Các trường hợp tử vong này đều có bệnh lý phối hợp”, bà Ninh nhận định. Từ 1-7/2017, Hà Nội đã có 4 ca tử vong do sốt xuất huyết. Trong đó, ba trường hợp mắc sốt xuất huyết trên nền bệnh cảnh khác như nhiễm khuẩn, đái tháo đường, huyết áp ao, rung nhĩ. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bố mẹ Hà Nội vội vã tránh sốt xuất huyết cho con giữa mùa dịch
- 1 người có thể mắc sốt xuất huyết tới 4 lần
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Khẩn cấp 'hạ hỏa' dịch bệnh sốt xuất huyết
- Làm điều này đảm bảo bạn không bị sốt xuất huyết tấn công
- Video: Cách phòng chống sốt xuất huyết trong gia đình bạn nên biết
- Dịch sốt xuất huyết cướp đi sinh mạng 14 người
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua