Vì sao hai bé trai bị trao nhầm chưa thể trở về với gia đình?
Sáng 12/7, lý giải việc hai bé trai bị trao nhầm tại Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội vẫn chưa thể đoàn tụ với gia đình sau khi sự thật được phát hiện, ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, cho hay hiện tại phía bệnh viện, gia đình anh Phùng Giang Sơn (Tây Đằng, Ba Vì) và chị Vũ Thu Hương (xã Phú Sơn, Ba Vì) chưa thống nhất khoản bồi thường.
“Phía gia đình anh Sơn tương đối sốt ruột trong quá trình trao - nhận con nhưng chị Hương chưa sẵn sàng. Bệnh viện cũng gửi công văn cho tòa án thụ lý hồ sơ để thực hiện các bước theo quy định pháp luật, nếu không hòa giải được pháp luật sẽ can thiệp”, ông Vinh cho hay.
Theo đại diện bệnh viện, các bên từng gặp nhau một lần vào ngày 14/4, tuy nhiên, vấn đề chưa được giải quyết do chị Hương gặp khó khăn về mặt tâm lý.
“Tổn thất này về mặt tinh thần không cân đo, đong đếm được nên cần hòa giải và thỏa thuận. Chính vì thế, các bên phải có sự đồng thuận và lớn nhất là đồng thuận về mặt tình cảm”, ông Vinh nói.
Khoa Sản - nơi xảy ra sự việc nhầm lẫn 6 năm về trước. Ảnh: N.H.
Chia sẻ sự cố hi hữu này, ông Vinh cho biết sản phụ sinh con ở bệnh viện thường tự chuẩn bị tã lót. Trường hợp này suy nghĩ của mọi người là nhầm tã lót chứ không phải nhầm con. Chính vì thế, sau đó, hai bên gia đình thay tã lót đổi cho nhau.
“Ngay từ đầu chúng tôi cũng trao đổi với gia đình việc đoàn tụ các cháu là phải từ hai gia đình, kể cả không thống nhất được mức độ bồi thường cho các cháu, đoàn tụ xong rồi khiếu kiện cũng không sao. Nếu cần pháp luật đứng ra giải quyết vẫn phải giải quyết. Bệnh viện đã xác định trách nhiệm của mình”, ông Vinh trao đổi.
Ngày 6/4, Đảng ủy và Ban Giám đốc bệnh viện đã họp và quyết định kỷ luật về mặt Nhà nước với 2 nữ hộ sinh Vũ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Đức. Theo đó, hai nữ hộ sinh này sẽ không được làm công tác chuyên môn như đỡ đẻ, tắm cho trẻ sơ sinh, chăm sóc sản phụ, chuyển sang làm sổ sách giấy tờ. Trong đó, một người là Đảng viên nên đã bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì. Ảnh: N.H.
Hai nữ hộ sinh phải chịu trách nhiệm trong sự cố trao nhầm con đều có hơn 30 năm công tác trong ngành. Trong đó, bà Đức sẽ về hưu vào tháng 8/2018 còn bà Mai từ 1/1/2019 sẽ về hưu.
"Họ đều rất tủi thân vì còn mấy tháng nữa là về hưu rồi và việc này không ai mong muốn xảy ra nên lần nào ai nhắc đến, các chị cũng khóc. Mấy hôm nay, tâm lý các chị ấy rất sốc vì các chị ấy cũng từng trải, có con có cháu nên cũng hiểu hậu quả của việc nhầm lẫn. Sau khi chúng tôi làm công tác tư tưởng, khuyên nhủ, trấn an, các chị cũng nguôi ngoai phần nào”, ông Vinh chia sẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vụ bệnh viện trao nhầm con ở Hà Nội vào 6 năm trước: 'Giờ thì cháu nào cũng là cháu, kể cả khi trao trả lại thì 2 đứa vẫn là con cháu trong nhà'
- Con trai 6 tuổi không giống bố mẹ, xét nghiệm ADN phát hiện do bệnh viện trao nhầm
- Hy hữu: Gặp lại gia đình sau 39 năm chia cắt vì bị trao nhầm khi mới sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua