Vì sao mỗi người đều có một đường rãnh kỳ lạ dưới mũi?
Trước tiên hãy soi gương đã nào. Bạn có để ý rằng mỗi chúng ta, bất kể già trẻ, lớn bé, đẹp xấu... đều có một đường rãnh nhỏ nằm ngay phía dưới mũi không?
Đường rãnh kỳ lạ bên dưới mũi của mỗi người.
Vết hõm kỳ lạ đó được gọi là "đường nhân trung". Nhưng tại sao nó lại ở đó, và sự tồn tại này có vai trò gì?
Về mặt cấu tạo sinh học, các khoa học gia cho biết vết hõm này không có tác dụng gì cả. Thậm chí như ruột thừa, người ta vẫn đưa ra giả thuyết về một số tác dụng cần thiết, nhưng nhân trung thì... tuyệt nhiên không có.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia giải phẫu học, vết hõm bí ẩn này là một bộ phận bắt buộc phải có vì đó là vết tích cho thấy chúng ta đã phát triển một cách bình thường bên trong bụng mẹ.
Để lý giải điều này, hãy cùng đến với quá trình hình thành gương mặt của chúng ta do các chuyên gia của BBC ghi lại.
Thực chất, mặt người không tự nhiên xuất hiện rồi lớn dần. Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, khuôn mặt sẽ phát triển theo từng phần riêng biệt và tách rời, sau đó mới "ghép" lại như trò xếp hình vậy.
Trong những tháng đầu tiên (2-3 tháng), khuôn mặt sẽ phát triển theo hai hướng riêng biệt
Các "mảnh ghép" sẽ được tập trung lại ở chính giữa, hình thành nên mắt, mũi, miệng.
Khi vực miệng được "ghép lại" cuối cùng và đường nhân trung chính là vết tích duy nhất còn sót lại.
Gương mặt được hình thành
Nhưng nếu không có nhân trung thì sao? Thực sự thì sẽ không sao trong một số trường hợp mặt được "ghép" quá chuẩn, không để lại vết tích gì. Tuy nhiên nếu quá trình ghép này bị lỗi ghép không kín, đứa trẻ sinh ra sẽ bị dị tật "hở hàm ếch". Theo ước tính, trong 750 ca sinh nở thì có 1 đứa trẻ mắc phải dị tật này.
Đường nhân trung trong nhân tướng học Trung Quốc Theo nhân tướng học, đường nhân trung có thể quyết định số phận của một người, tùy theo hình dạng của nó. Trong đó, đường nhân trung được cho là tốt nhất là nhân trung thẳng, hẹp trên - rộng dưới và có đường nét rõ ràng. Những người có nhân trung như vậy thường giàu ý chí, tính cách khảng khái, quyết tâm cao và có sức khỏe tốt. |
Theo Trí thức trẻ
[mecloud]kFQRvHebXj[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua