Dòng sự kiện:

Vì sao phụ nữ mang thai ai cũng "BỤNG VƯỢT MẶT", nhưng có trường hợp lại "KHÔNG THẤY BỤNG”?

Theo Sina, Sohu/Emdep
15:07 30/12/2018
Bụng to khi có bầu là điều hiển nhiên, nhưng mức độ ở mỗi người lại không giống nhau. Vì sao phụ nữ mang thai có người lại không “thấy bụng”?

Phụ nữ mang thai có “thấy bụng” hay không thường liên quan trực tiếp đến các nhân tố này:

Sự khác biệt về thể chất người mẹ

Rõ ràng, việc mẹ gầy hay béo luôn có ảnh hưởng đến tình trạng bụng to hay nhỏ khi có em bé. Phụ nữ thuộc thể chất gầy yếu, ăn bao nhiêu cũng không tăng cân được thì khi mang thai gần như vẫn không có hiện tượng “phát tướng”. Thêm vào việc một phần lớn năng lượng mà mẹ hấp thu lại bị thai nhi hấp thu ngược trở lại, vì vậy càng có điều kiện để mẹ vẫn giữ được vóc dáng dù đang trong thai kỳ.

Vì sao phụ nữ mang thai có trường hợp lại không “thấy bụng”?

 

Ngược lại, một số người thuộc thể chất dễ béo, bình thường cố gắng ăn ít thế nào vẫn tăng cân đều đều, thể trọng tăng nhanh hơn người khác. Tình huống này sau khi mang thai, cân nặng của mẹ sẽ càng được cơ hội để tăng hơn nữa. Có khi không phải do thai nhi quá to mà do mỡ thừa trong cơ thể mẹ bị tích tụ dần trong suốt thời gian có thai.

Thai nằm ở vị trí trước hay sau

Cái gọi là vị trí trước hay sau này chính là chỉ vị trí của tử cung. Trường hợp tử cung nằm hướng về phía trước bụng thì sau khi mang thai, mức độ “thấy bụng” của mẹ sẽ khá to và rõ ràng. Ngược lại, có trường hợp tử cung nằm hướng vào trong (hướng về phía lưng) thì bụng bầu của mẹ sẽ có xu hướng nhỏ hơn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy phần hông và mông to rộng ra. Thậm chí có người phải gần đến thời gian sinh nở mới thấy bụng rõ hơn.

Vì sao phụ nữ mang thai có trường hợp lại không “thấy bụng”?

Lượng nước ối nhiều hay ít

Nhiều chị em sau khi sinh con mới phát hiện em bé không được to như những lần siêu âm, dự đoán trong thai kỳ. Thực tế, nước ối trong bụng mẹ cũng chiếm một trọng lượng nhất định và luôn có sự khác biệt ở mỗi người.

Về tổng thể, khi nước ối nhiều, bụng bầu của mẹ cũng tự nhiên trông to hơn hẳn. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà mẹ bị ít nước ối thì mức độ “thấy bụng” sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên, không phải cứ nhiều nước ối thì càng tốt, tiêu chỉ ở mỗi giai đoạn thai kỳ cần lượng nước ối khác nhau, chỉ cần quá trình xét nghiệm đều bình thường thì không vấn đề gì.

Vì sao phụ nữ mang thai có trường hợp lại không “thấy bụng”?

Thời gian mang thai luôn có mối liên quan trực tiếp đến bụng bầu to hay nhỏ

Những tháng đầu của thai kỳ, trứng sau khi thụ tinh mới vừa bắt đầu phân chia và phát triển nên tử cung chưa bị thai nhi và nước ối “lấn át” làm to ra. Vì vậy, thường thì ở 3 tháng đầu thai kỳ chưa hoàn toàn “thấy bụng” rõ.

Đến tháng thứ 4, tứ chi của bé bắt đầu phát dục, hình thể cũng dần tăng trưởng và nhiều hiện tượng nghén cũng giảm dần, thậm chí hết hẳn. Mẹ ăn uống được nhiều hơn nên bụng sẽ to thấy rõ hơn trước.

Mẹ nên thận trọng khi mức độ “thấy bụng” quá lớn trong các tình huống sau đây

Nhiều người ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ đã thấy bụng phát triển rất to, lúc này mẹ cần chú ý vì có thể đây là biểu hiện vấn đề về sức khỏe, cần kịp thời kiểm tra và xử lý.

Vì sao phụ nữ mang thai có trường hợp lại không “thấy bụng”?

Chửa trứng (hydatidiform mole)

Tình huống này mẹ cần đặc biệt thận trọng, khi có bầu không bao lâu mà bụng trở nên to thấy rõ thì không hẳn là do thai nhi phát triển vượt trội, mà là do trong bụng mẹ có máu tụ khiến bụng to ra. Bởi vì bình thường thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn rất nhỏ, căn bản là không thể “thấy bụng” rõ ràng như thế. Mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời xử lý.

Hóc môn trong cơ thể mẹ biến đổi

Vì sao phụ nữ mang thai có trường hợp lại không “thấy bụng”?

Sau khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự tăng trưởng và thay đổi về hóc môn, khiến cho thai phụ dễ béo lên. Tuy nhiên, bạn cần làm rõ giữa chuyện tăng cân đơn thuần ở mẹ hay sự phát triển của thai nhi để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp.

Bụng chướng khí

Thời kỳ đầu khi mang thai, ngoài thai nhi trong bụng ra thì tử cung cũng còn những thứ khác sinh trưởng bên trong. Khi tử cung càng to thì sẽ gây áp lực lên dạ dày, đường ruột, dễ khiến mẹ bị tiêu hóa kém, xuất hiện tình trạng chướng khí.

Lúc này, mẹ cũng nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, kịp thời khắc phục các vấn đề tiêu hóa để không ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Nguồn: Gia đình Việt Nam