Dòng sự kiện:

Vì sao trẻ không chịu chào hỏi khi gặp người lớn

15:10 12/01/2016
Gặp bạn của mẹ mà bé chỉ nhìn và nấp sau lưng mẹ, nhắc thế nào bé cũng không chịu chào ai.
 [mecloud]wSaI1KyeQu[/mecloud]

Chị Linh (Hoàn Kiếm - Hà Nội) tâm sự, thời gian trước, khi gặp người lớn, bé gái (3 tuổi) nhà chị cũng chủ động chào hỏi ngay, nhiều người thường khen bé ngoan và nhanh mồm nhanh miệng. Nhưng gần đây, bé trở nên rất lỳ lợm, khách đến nhà mà bé cứ bơ như không, mẹ có nhắc thế nào cũng không chịu chào hỏi người lớn khi gặp.

Chị đã thử khuyên bảo con nhẹ nhàng, rồi thủ thỉ nói với con về việc này như “nếu con không chào người lớn khi gặp hay khi khách đến nhà con không chịu chào hỏi là con chưa ngoan, mẹ sẽ rất buồn và thấy xấu hổ lắm”…

Tuy nhiên, dù khuyên bảo thế nào bé cũng chỉ trả lời "con không quen không chào" khiến vợ chồng chị không biết phải xử lý với con thế nào.

Bé Hà Anh (5 tuổi, Q.6 - TP.HCM) - con gái chị Liên cũng ương bướng không kém. Ngay từ nhỏ bé đã có tính nhút nhát, không nhanh mồm nhanh miệng như những em bé cùng trang lứa. Tuy nhiên, việc chào hỏi thì không bao giờ bố mẹ phải nhắc nhở. Tuy nhiên, từ khi bước vào năm học lớp mẫu giáo lớn, bé càng trở nên lỳ lợm hơn, nhất là việc chào hỏi bé không bao giờ chủ động. 

Vì sao trẻ không chịu chào hỏi khi gặp người lớn. Ảnh minh họa

Có lần, chị Liên phát xấu hổ với rất nhiều bạn bè khi đưa con đi cùng đến buổi họp lớp, gặp bạn của mẹ mà bé chỉ nhìn và nấp sau lưng mẹ, nhắc thế nào bé cũng không chịu chào ai.

Về nhà, chị Liên khuyên bảo con nhưng bé không chịu nghe lời, chị Liên còn vô cùng thất vọng khi nghe câu trả lời: "con không thích chào" của con. 

Thậm chí, có lần vì không bảo được con, chị Liên toan định đánh cho bé một trận vì tội không nghe lời, nhưng chồng chị ngăn cản và tỏ ra không hài lòng với cách nuôi dạy "cho roi cho vọt" của chị, nên đến tận bây giờ, bé vẫn tiếp tục chừng nào tật ấy.

Theo bác sĩ Akehashi Daiji - bác sĩ khoa thần kinh với nhiều nghiên cứu về tâm lý trẻ em, tác giả của bộ sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” cho biết, trẻ lên 3 có những cảm xúc rất khó nắm bắt và cha mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ để trẻ không rơi vào “khủng hoảng” tuổi lên 3.

Bác sĩ Akehashi Daiji cho biết, giai đoạn này trẻ đã biết khẳng định cái tôi cá nhân, nghĩa là coi mình là quan trọng và giá trị nhất. Với một số trẻ, cái tôi cá nhân cao, trẻ thường bướng bỉnh, thích làm ngược lại những gì người lớn dạy. Đây cũng chính là nền tảng cho hành vi, cảm xúc, nhân cách của trẻ sau này.

>> Đọc thêm: Con không chịu chào hỏi khi khách đến nhà

Mai Nguyên

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT: 

[mecloud]drnDTKyggX[/mecloud]