Vì sao trẻ luôn rụt rè, căng thẳng trước đám đông?
Ít được giao tiếp
Thường thì trẻ hay rụt rè, ngại ngùng trước đám đông là những trẻ ít nói, không thích giao tiếp với mọi người. Những đứa trẻ này cũng có thể sinh ra trong gia đình có nhiều anh chị em hoặc bản chất ít nói, không thích giao tiếp.
Chậm thích nghi
Bình thường trẻ nói chuyện rất nhiều, rất tự tin với người thân quen nhưng khi tiếp xúc với người lạ, lại tỏ ra nhút nhát. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trẻ chậm thích nghi với môi trường mới.
Được nuông chiều
Cha mẹ quá bảo bọc sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, không tự tin khi làm bất cứ chuyện gì và luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác.
Mặc cảm
Một trong những lí do cũng khiến trẻ thiếu tự tin trước mọi người là do có thành tích học tập không tốt hoặc không có các tài năng khác như ca múa, làm thơ, viết văn,… Trẻ lo sợ mọi người chê cười hoặc hỏi han về kết quả học tập, năng khiếu của mình, hoặc mọi người không đánh giá cao.
Ngoài ra, những trẻ có ngoại hình không cân đối như trẻ quá nhỏ, hoặc béo phì khiến trẻ mặc cảm, không tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Sự áp đặt, so sánh
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp với đông người như sự áp đặt của ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè… Đặc biệt là kiểu so sánh thành tích học tập hoặc tạo ra sức ép trong học tập, thành tích khiến trẻ thường rơi vào tình trạng stress nặng.
Dạy bé cách tự tin, mạnh dạn giữa đám đông
Chuẩn bị tâm lý cho bé
Bố mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó để giúp bé hình dung phần nào nơi bé sẽ đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.
Để bé chơi với những trẻ khác
Nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm.
Tạo cảm giác tin tưởng
Bạn có thể hỏi bé “con cảm thấy thế nào” và “thế con muốn làm gì” để giúp bé cảm lấy lại bình tĩnh, sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng, khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, trẻ có thể nắm bàn tay lại hay “con hãy nghĩ, mẹ đang đứng cạnh con”…
Luôn để bé được thoải mái
Đôi khi bạn không nên ép buộc, mà hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn. Bạn có thể không cần ép buộc bé phải chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói.
[mecloud]mRujp67ACp[/mecloud]
Đinh Hương
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua