Việc ở nhà nuôi con, phụ thuộc kinh tế vào chồng đã lặng lẽ hủy hoại lòng tự trọng của tôi lúc nào không hay
Ngày tôi gặp anh ấy, chúng tôi đều ở độ tuổi 20 và rất nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi có những thứ mong đợi giống nhau: một căn nhà nhỏ, một vài đứa con và tôi sẽ ở nhà chăm sóc con cái, trở thành chỗ dựa vững chắc cho anh phát triển sự nghiệp còn anh sẽ là người chủ gia đình gánh vác về kinh tế. Anh thậm chí còn luôn nhấn mạnh với tôi về việc người mẹ ở nhà chăm sóc con sẽ tốt như thế nào. Tôi thật sự ấn tượng về điều này và cũng kể từ đó, trong tư tưởng của tôi luôn mang tâm lý muốn trở thành một người mẹ, và tôi sẽ ở nhà để chăm sóc cho các con.
Rồi chúng tôi kết hôn. Anh lúc đó 24 tuổi, tôi 27. Mọi người cứ trêu đùa gọi chúng tôi là những đứa trẻ. Tôi thì chẳng thích điều đó chút nào. Chúng tôi có kế hoạch cho cuộc sống gia đình trước mắt và cả hai đều biết chính xác điều chúng tôi muốn là thứ gì. Tôi rất háo hức muốn bắt đầu cuộc sống làm mẹ như giấc mơ mà tôi với anh từng nhiều lần nói với nhau. Thật may mắn là chỉ vài tháng sau đó tôi đã mang thai. Cả hai vợ chồng mừng vui không tài nào tả nổi. Tôi gần như ngồi đếm từng ngày đợi chờ con ra đời và cũng là từng ngày mong sớm được nghỉ việc để có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc cho con, quán xuyến việc nhà.
Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình khá may mắn khi có điều kiện để ở nhà với con. Tôi không xem đó là một sự hy sinh, và thực ra có hy sinh một chút cho con thì tôi cũng chả ngại ngần gì. Ở bên cạnh con, tôi chẳng thiết đến việc làm bất cứ chuyện gì khác. Tôi tin rằng nghỉ việc ở nhà là một quyết định đúng đắn cho cả tôi và con. Và mặc dù tôi không bao giờ hối hận về những gì đã xảy ra trong đời mình, nhưng chỉ có một điều tôi chưa từng nghĩ đến nhưng nó lại bắt đầu len lỏi vào tâm trí và cuộc sống của tôi lúc nào không hay: Không tự làm ra tiền khiến cho lòng tự trọng của tôi bị tổn hại nghiêm trọng.
Từ môt vị thế như vậy cho đến lúc tôi nhận ra rằng nếu rời khỏi anh ấy, tôi gần như phải bắt đầu tất cả từ con số không. Đó quả là một suy nghĩ đáng sợ. Lúc ấy bạn có thể sẽ tự cảm thấy rằng bản thân mình không xứng đáng được thế này thế kia, bởi vì bạn không hề làm ra tiền, không gánh vác được kinh tế của gia đình, mặc dù ở nhà thì bạn cũng phải nai lưng ra làm đủ thứ chuyện.
Nhiều năm trôi qua, khoảng cách giữa anh ấy và tôi cứ dần cách xa mặc cho nhiều lần chúng tôi cũng nỗ lực cứu vãn lấy cuộc hôn nhân của mình. Chúng tôi rất hiếm khi cãi nhau vì tiền nhưng nó đã trở thành một thứ nhạy cảm trong gia đình chẳng ai muốn lôi ra để nói.
Việc phụ thuộc kinh tế vào chồng đã lặng lẽ tạo nên những ảnh hưởng đến tôi, đến gia đình tôi lúc nào không hay. Tôi bắt đầu phải hỏi anh ấy trước khi muốn mua bất cứ thứ gì, dù đó là mua cho con, cho gia đình. Tôi đã không nhận ra thói quen này của mình cho đến khi em gái tôi nhắc nhở. “Vì sao chị phải đợi anh ấy cho phép mới được tiêu tiền? Chị cũng có công việc của mình mà?”
Em gái tôi nói đúng. Không được lãnh lương hàng tháng, không làm ra được tiền của riêng mình khiến tôi cảm thấy giá trị của mình không còn nữa. Đến khi hôn nhân của vợ chồng tôi bắt đầu gặp trục trặc, tôi cũng đã rất phân vân không dám quyết định bởi tôi sợ hãi vô cùng. Tôi luôn lo lắng rằng nếu không có anh tôi sẽ làm được gì, tôi đã nghỉ việc quá lâu và không biết phải làm sao để bắt đầu lại mọi thứ. Tôi thấy mình rơi vào bế tắc, thật sự thì ngay cả khi tôi và anh đang hạnh phúc, một phần trong tôi cũng đã mang thứ cảm giác này. Tiền trong nhà này là do một tay anh kiếm ra và vì thế, mỗi lần tôi muốn tiêu xài một thứ gì đó, tôi nhận ra rằng bản thân mình chẳng thể mua nổi một thứ gì cả nếu như không có anh.
Tất cả cảm xúc tiêu cực đó khiến tôi càng hiểu rõ hơn rằng: Tôi không nên phụ thuộc kinh tế vào người bạn đời nữa. Tôi bắt đầu kiếm cách để làm việc ở nhà. Thâm tâm tôi cũng hy vọng bằng cách này, cuộc hôn nhân của tôi và anh sẽ được cứu vãn. Cho dù mọi thứ không như mong đợi, đến cuối cùng tôi và anh phải đường ai nấy đi, tôi cũng có đủ tự tin vào bản thân rằng mình có thể sống độc lập tự chủ về kinh tế. Và chuyện chẳng ai muốn ấy cũng xảy ra…
Chủ động về kinh tế khiến tôi như tìm lại được giá trị của bản thân mình. Tôi biết rằng từ nay về sau tôi sẽ không bao giờ sống phụ thuộc vào bất kì ai nữa. Tôi cũng rất tự hào khi trở thành tấm gương cho các con mình, tôi không chỉ là một người mẹ tốt của chúng mà còn có thể tự làm ra tiền nữa.
Cảm giác tự do, thoải mái khi bạn tự làm ra đồng tiền là điều không bao giờ có thể thay thế. Tôi biết có những đôi vợ chồng vẫn có cuộc sống như chúng tôi nhưng họ vô cùng hạnh phúc, tôi thật sự cảm ngưỡng mộ họ lắm. Nhưng bên cạnh đó, cái cảm giác tự chủ khi bạn bước ra tiệm mua món đồ mình thích, tự chi trả hóa đơn của mình, tự sử dụng đồng tiền mà mình cực khổ làm ra… đó là thứ cảm giác rất thỏa mãn và nó khiến cho tôi có thể nhận thấy được khả năng và giá trị của bản thân mình ở đâu.
Tôi không nói rằng sau này mình sẽ không bao giờ chia sẻ kinh tế với người bạn đời tương lai nhưng có một điều tôi chắc chắn đó là tôi sẽ không phụ thuộc tiền bạc vào bất kỳ ai nữa. Bạn sẽ không biết trước được cuộc đời sau này ra sao nhưng bạn sẽ yên tâm, tự tin hơn rất nhiều khi biết mình có khả năng làm ra tiền để gánh vác gia đình hay tự mình lo liệu được cho bản thân, cho con cái nếu trong trường hợp xấu nhất khi cả hai quyết định tiến đến ly hôn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ mất quyền nuôi con vì dạy kiểu Việt ở trời Tây
- Cô gái 9X một mình nuôi con, học hai trường đại học
- Khi chồng cũ “quên” nghĩa vụ nuôi con
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua