Vụ clip con gái không theo mẹ: Người mẹ lên tiếng
Vợ bị đuổi khỏi nhà khi con mới gần một tháng tuổi?
Để tìm hiểu rõ sự việc, chúng tôi đã tìm về gia đình chị Lê Thị Hảo (SN 1979) ở xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa (nhân vật người mẹ trong video clip "con không theo mẹ" đang được chia sẻ trên mạng xã hội).
Theo chị Hảo, năm 2011, chị đi làm ở Hà Nội và có quen với anh L.X.Th. (SN 1981, ở xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn).
Chị Hảo chia sẻ về sự việc xôn xao dư luận liên quan đến mình trong những ngày qua
Giữa năm 2011, hai người quyết định đến với nhau và có tổ chức một đám cưới đơn giản theo phong tục địa phương, nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị về nhà chồng sống. Anh Th. lúc này đã có một đời vợ và một người con trai riêng.
Cũng theo lời chị Hảo, cuối năm 2011, chị sinh con gái đầu là cháu L.T.D.H. và đến tháng 2/2013, chị sinh tiếp cháu trai L.A.H. Khi cháu L.A.H. được 29 ngày tuổi, chị bị chồng đuổi ra khỏi nhà, phải bế con trai út về nhà mẹ đẻ ở. Anh Th. không cho chị mang cháu L.T.D.H. đi theo và cấm không cho quay về. Một thời gian sau, anh Th. thi thoảng vẫn đưa cháu L.T.D.H. lên thăm mẹ.
Theo hồ sơ chị Hảo cung cấp thì giấy khai sinh và sổ hộ khẩu của gia đình đều có tên đầy đủ của 2 con chung giữa chị và anh Th. Năm 2015, chị Hảo có mang giấy tờ đến UBND xã Hợp Tiến đề nghị trả con lại cho chị, tuy nhiên, sự việc sau đó vẫn chưa được giải quyết.
Tiếp đó, chị Hảo đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân (TAND) đề nghị được giải quyết. Ngày 14/6/2017, TAND huyện Triệu Sơn xét xử sơ thẩm và quyết định giao cháu L.T.D.H, không ai phải cấp dưỡng nuôi con chung. Các bên được quyền đi lại chăm sóc con chung, không ai được ngăn cản.
Chồng giao con gái cho hàng xóm chăm sóc?
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, chị Hảo làm đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Thanh Hóa. Theo bản án số 59/2017/HNGĐ-PT, ngày 29 /11/2017 về việc ly hôn, tranh chấp về nuôi con của TAND tỉnh Thanh Hóa, nguyên đơn là chị Lê Thị Hảo, bị đơn là anh L.X.Th.. Tại phiên tòa phúc thẩm, anh Th. xin xử vắng mặt.
Theo đơn khởi kiện, bản tự khai và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, chị Lê Thị Hảo trình bày: Chị và anh Th. tự nguyện chung sống với nhau, không có đăng ký kết hôn. Hai người sống chung với nhau được hơn 1 năm thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do anh Th. thường xuyên rượu chè, cờ bạc và đánh đuổi chị ra khỏi nhà lúc chị mới sinh con thứ 2 được 29 ngày, từ đó chị mang con út về nhà mẹ đẻ ở.
Đồng thời, chị có nguyện vọng xin được nuôi cả 2 con. Về phần tài sản và công nợ chung, chị Hảo không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về phần anh Th., trong bản tự khai và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, bị đơn là anh L.X.Th. thống nhất như lời trình bày của chị Hảo về phần hôn nhân. Đồng thời, anh Th. cũng có nguyện vọng xin được nuôi cháu L.T.D.H., vì từ khi chị Hảo bỏ về nhà mẹ đẻ, chưa một lần đến thăm con. Hơn nữa, hiện tại chị Hảo nuôi một người con riêng nên không có khả năng nuôi cháu H. Về phần tài sản và công nợ chung, anh Th. cũng không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo kháng cáo của chị Lê Thị Hảo, hiện nay, anh Th. làm thợ xây nên thường xuyên đi làm ăn xa, không có điều kiện để chăm sóc cháu H. và anh Th. đã gửi con gái cho người hàng xóm là anh Trần Văn Tùng, ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn chăm sóc (có xác nhận của công an viên xóm 8 và Phó trưởng Công an xã xác nhận ngày 24/9/2017 về việc nêu trên). Chị Hảo không yên tâm, đề nghị tòa xem xét để chị trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu L.T.D.H.
Chị Hảo đã khai sinh cho cháu L.T.D.H. từ năm 2014, phần khai của người cha bị bỏ trống
Tại phiên tòa phúc thẩm, chị Hảo trình bày: Chị làm công nhân thu nhập từ 4 triệu đến 4,5 triệu đồng/tháng, cộng với khoản thu nhập làm thêm khác khoảng 2 triệu đồng, tổng cộng khoảng 6 đến 6,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn có sổ tiết kiệm có kỳ hạn số tiền là 15 triệu đồng nên chị có đủ điều kiện để chăm sóc 2 con.
TAND tỉnh Thanh Hóa nhận định: Xét thấy bố hoặc mẹ phải là người trực tiếp chăm sóc con cái chưa thành niên, TAND huyện Triệu Sơn đã giao cháu L.T.D.H. cho anh Th. trực tiếp chăm sóc, nhưng anh Th. đi làm ăn và đã giao cháu H. cho người hàng xóm chăm sóc là không đảm bảo về mọi mặt cho cháu H.
Kháng cáo của chị Hảo có căn cứ nên TAND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận kháng cáo của chị Hảo. Sửa bản án sơ thẩm giao cháu L.T.D.H cho chị Hảo trực tiếp nuôi dưỡng là có căn cứ, đúng pháp luật. Đồng thời, chị Hảo cũng không yêu cầu anh Th. phải cấp dưỡng nuôi con chung nên tòa chấp nhận.
Từ đó, TAND tỉnh Thanh Hóa quyết định sửa bản án sơ thẩm số 27/2017/HNGĐ-ST ngày 14/6/2017 của TAND huyện Triệu Sơn, công nhận chị Hảo và anh Th. có hai con chung là cháu L.T.D.H. và cháu L.A.H. Giao cháu L.T.D.H. và cháu L.A.H. cho chị Hảo trực tiếp nuôi dưỡng. Anh Th. không phải cấp dưỡng nuôi con chung và được quyền thăm nom con chung, không ai được cản trở.
“Đến cuối tháng 12 vừa qua, Chi cục thi hành án về địa phương tiến hành bàn giao, tuy nhiên, vì cháu H. khóc, anh Th. nói đưa cháu sang trường mầm non cho cô giáo dỗ rồi mang về sau. Tôi có đưa cháu sang trường mầm non và sau đó nhà trường không cho mang cháu về”, chị Hảo cho biết.
Sau đó chị Hảo có quay lại nhưng anh Th. vẫn chưa giao con lại cho chị. Về nội dung con gái không theo mẹ, gào khóc như trong đoạn clip, chị Hảo cho biết, bình thường khi không có bố, cháu L.T.D.H. vẫn theo chị. Hơn nữa, từ năm 2015 đến nay, chị Hảo có đơn kiện nên anh Th. không cho cháu H. lên nhà mẹ chơi, nên mẹ con ít được gặp nhau.
Được biết, chị Hảo cũng có với người chồng trước một người con trai năm nay 17 tuổi, đang ở cùng chị. Hiện tại, chị Hảo ở với người mẹ già năm nay đã 79 tuổi, còn bố chị đã mất.
Bà Lê Thị Nhạn (79 tuổi) - mẹ chị Hảo - tâm sự: “Vì điều kiện đi làm rồi gặp nhau và không ở được với nhau, quay về với mẹ. Điều kiện con như thế, tôi già rồi nhưng cũng chăn nuôi thêm để có điều kiện lo cho con cháu. Nghĩ mà đau thương lắm, đi ra nghe người ta nói này, nói kia mà xót cho cháu mình lắm”.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên đến bạn đọc.
Theo Dân trí
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua