Vụ học sinh bị gãy chân: Phụ huynh ‘phản pháo’ báo cáo của trường Nam Trung Yên
Tại buổi làm việc trực tiếp với phóng viên, cô Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng trường TH Nam Trung Yên cung cấp một bản báo cáo tóm tắt sự việc của BGH ký ngày 10/2/2017 và bản tường trình của cô giáo chủ nhiệm lớp 2A4 ký ngày 15/12/2016 . Vị hiệu trưởng khẳng định, các nội dung trong hai văn bản này là đầy đủ và chính xác.
Trong bản báo cáo, cô Ngọc khẳng định: “Tôi chưa bao giờ tự lái xe ô tô nên không thể có việc tôi lái xe va vào học sinh. Tôi không ngồi trên chiếc xe va vào học sinh và cũng không nhìn thấy xe ô tô nào đâm cháu Kiên. Thông tin cho rằng cô Hương (Hiệu phó – người cùng tôi đi khám bệnh sáng ngày 1/12) lái xe chở tôi rồi đâm vào học sinh là sai sự thật”.
Cô Ngọc cũng giải thích, trong sáng xảy ra sự việc cô cùng với cô Hương – Hiệu phó đến Bệnh viện Việt Đức khám bệnh. Vì trước đó phải gây mê để bác sĩ nội soi và làm sinh thiết dạ dày nên vẫn còn mệt, lúc về cô Ngọc cùng cô Hương có thuê xe taxi đi vào sân sau của trường – khu vực cấm học sinh vui chơi. Cô Ngọc khẳng định, trong quá trình ngồi trên xe không có hiện tượng va chạm vào bất kỳ học sinh nào trong trường và cả hai người cùng đi lên phòng tầng hai làm việc.
Các em học sinh nô đùa trong giờ ra chơi ở khu vực phía sân trước dưới sự giám sát của các thầy cô giáo (Ảnh: Nhật Cường).
Phụ huynh “phản pháo”
Sau khi đọc được các thông tin trong bản báo cáo nêu trên, anh Trần Chí Dũng – bố cháu Trần Chí Kiên thẳng thắn cho biết anh hoàn toàn phản đối các thông tin có trong bản báo cáo ngày 10/2/2017 mà nhà trường gửi tới các cơ quan báo chí.
Anh Trần Chí Dũng – bố cháu Trần Chí Kiên (học sinh lớp 2A4 Trường TH Nam Trung Yên) phản đối báo cáo của nhà trường ký ngày 10/2/2017 (Ảnh: Nhật Cường).
“Tại sao báo cáo sự việc ghi ngôi nhân xưng là chúng tôi – tức toàn thể cán bộ giáo viên của trường nhưng cuối văn bản lại chỉ có chữ ký của hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn mà không được đóng dấu của nhà trường? Bản báo cáo không hề có chữ ký của các giáo viên khác, đặc biệt là cô Trần Thị Thu Nhung – giáo viên chủ nhiệm lớp con trai tôi đang học?
Từ trước đến nay trong tất cả các văn bản kiến nghị hay trả lời báo chí, tôi không hề nhắc đến việc đề nghị nhà trường làm rõ chi tiết cô Hương có lái xe chở theo cô Ngọc vào trường rồi va vào con tôi. Nhà trường đưa chi tiết này vào là sai hoàn toàn”, anh Dũng nêu thắc mắc.
Đồng thời, anh Dũng cũng cho biết hôm 12/12/2016 anh đã đến trường để gặp cô Nhung và BGH đề nghị tìm hiểu nguyên nhân chính xác việc cháu Kiên bị ngã ở trường. Anh Trần Chí Dũng phân tích: “Tại sao BGH lại ghi trong báo cáo là tôi đến trường mong muốn nhà trường khảo sát tìm nguyên nhân? Việc soạn câu hỏi và phát phiếu khảo sát tới học sinh toàn trường là điều rất vô lý . Kết quả thu về trong việc khảo sát đó là 100% giáo viên và học sinh toàn trường khẳng định không nhìn thấy xe ô tô nào trong sân trường hay va vào làm con tôi ngã cũng là chưa khách quan. Tôi không hề yêu cầu nhà trường phát phiếu khảo sát”.
Cháu Trần Chí Kiên đang chỉ tay mô tả lại mình bị va vào bộ phận bánh trước bên trái của chiếc ô tô trong sáng 1/12 (Ảnh: Nhật Cường).
Ngoài ra, phụ huynh cháu Trần Chí Kiên cũng cho rằng, việc cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc trước đó có những lời nói “tiền hậu bất nhất” đã thể hiện sự thiếu trách nhiệm của một nhà giáo. Ngày 12/12 khi tôi đến trường, cô Ngọc khẳng định “không có chiếc xe ô tô nào đi vào trong trường sáng 1/12. Nhưng đến ngày 24/12 trong báo cáo gửi Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, cô Ngọc mới “chợt nhớ ra” là sáng hôm đó có đi khám bệnh cùng với một cô giáo nữa ở BV Việt Đức nhưng do tiêm thuốc gây tê không nhớ ra.
"Một nhà quản lý giáo dục lại có phát ngôn tiền hậu bất nhất như vậy thì có ổn không? Cho dù đúng là cô Ngọc có đi khám bệnh về và vô tình ‘quên’ việc cho taxi vào sân sau của trường, tại sao cô Hương – hiệu phó đi cùng cũng ‘quên’ nốt? Với tình trạng sức khỏe không tốt như vậy thì tại sao cô Ngọc vẫn đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng từ đó cho đến nay?”, anh Trần Chí Dũng nói thêm.
Mong muốn lớn nhất của gia đình là cơ quan chức năng sớm đưa ra kết luận về nguyên nhân sự việc và xử lý thích đáng các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hiện vụ việc vẫn được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên trần tình vụ học sinh gãy chân
- PGS Văn Như Cương lên tiếng về hiệu trưởng nhập nhèm vụ học sinh gãy chân
- Che giấu việc học sinh gãy chân, hiệu trưởng sẽ bị chuyển công tác
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua