Vụ 'phù phép' điểm thi ở Sơn La: Vì sao Phó Giám đốc Sở GDĐT không bị tạm giam?
Ngày 31.7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố 5 người liên quan đến vụ án sửa điểm hàng loạt bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh trên địa bàn. Các bị can đều là cán bộ Hội đồng thi Sơn La.
Cụ thể bao gồm: Trần Xuân Yến (Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La), bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở GDĐT Sơn La), bà Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), ông Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu) và ông Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng Sở GDĐT Sơn La).
Trong 5 người có 3 bị can bị bắt tạm giam gồm: Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh và Đặng Hữu Thủy.
Hai bị can còn lại là Trần Xuân Yến và Cầm Thị Bun Sọn bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Sau khi thông tin này phát đi, nhiều độc giả thắc mắc, tại sao cả 5 người tại Sở GDĐT Sơn La cùng bị khởi tố cùng tội nhưng chỉ có 3 người bị tạm giam, 2 người khác được tại ngoại?
Còn luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, điều kiện được tại ngoại đối với bị can, bị cáo hiện nay không quy định cụ thể, tuy nhiên, phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Thứ hai, người phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu bỏ trốn và có ít nhất hai người bảo lãnh.
Trong thời gian tại ngoại, nếu hai người này tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ bị bắt giam.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Khởi tố vụ án sửa điểm thi tốt nghiệp THPT ở Hoà Bình
- Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn bất thường điểm thi THPT ở Hòa Bình
- Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La bị bắt trong vụ gian lận điểm thi
- Nhiều thí sinh ở Sơn La bị nhập nhầm điểm thi môn Ngữ văn
- Học sinh giỏi của Sơn La lo lắng vì điểm thi thật chưa được trả về cho thí sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua